Kinh tế Nga vững vàng nhưng cũng đầy thách thức

Sau một năm áp dụng các biện pháp hạn chế, đời sống kinh tế của người dân Nga bình thường không thay đổi quá nhiều so với trước thời điểm căng thẳng.

Nền kinh tế Nga đã phát triển tốt hơn nhiều so với dự đoán khi đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có của phương Tây. Tuy nhiên, với những hạn chế hiện đang thắt chặt đối với dầu mỏ, nguồn thu nhập chính của Điện Kremlin, kinh tế Nga những tháng tới sẽ đầy rẫy những thách thức.

Các nhà kinh tế cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga, chẳng hạn như giá trần đối với dầu, sẽ tính vào lợi nhuận được sử dụng để chi trả cho các hoạt động quân sự ở Ukraine. Có những phân tích chỉ ra các dấu hiệu bất ổn, chẳng hạn như căng thẳng tài chính của chính phủ hoặc đồng tiền rớt giá, có thể xuất hiện trong những tháng tới.

Kinh tế Nga vững vàng nhưng cũng đầy thách thức. Theo: ABC News.

Tuy nhiên, một số nhận đinh khác tin rằng Điện Kremlin có lượng lớn tiền mặt dự trữ không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt. Bên cạnh đó, mối liên kết với các đối tác thương mại châu Á mới đã được hình thành. Nga sẽ không cạn kiệt tiền tệ trong năm nay mà thay vào đó sẽ trải qua nhiều năm kinh tế trì trệ.

Ngành công nghiệp ô tô đang phải đối mặt với những rào cản lớn hơn để thích nghi. Các nhà sản xuất ô tô phương Tây, bao gồm Renault, Volkswagen và Mercedes-Benz, đã ngừng sản xuất, với doanh số bán hàng giảm 63%. Thêm vào đó, các công ty địa phương tiếp quản một số nhà máy và đấu thầu các nhà máy khác.

Theo cơ sở dữ liệu của Trường Kinh tế Kiev, 191 doanh nghiệp quốc tế đã rời khỏi Nga, 1.169 doanh nghiệp đang có kế hoạch tương tự, 1.223 doanh nghiệp vẫn đang bám trụ và 496 doanh nghiệp đang chờ đợi.

Thu nhập từ nhiên liệu hóa thạch là yếu tố quan trọng đối với khả năng phục hồi của Nga, với kỷ lục 325 tỷ đô la vào năm ngoái khi giá cả tăng vọt. Doanh thu này, kết hợp với việc hạn chế khả năng nhập khẩu của Nga do các lệnh trừng phạt, dẫn đến thặng dư thương mại kỷ lục - cho thấy những gì Moscow kiếm được từ việc bán hàng cho các quốc gia khác đã vượt xa những gì họ mua ở nước ngoài.

Sau khi đối mặt với một số lệnh trừng phạt vì sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014, Điện Kremlin đã thực hiện các động thái để đối phó. Các doanh nghiệp bắt đầu nhận được hàng hóa và thực phẩm từ trong nước, trong khi chính phủ tích lũy được một khoản tiền lớn từ việc bán dầu và khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, một nửa số tiền đó đã bị chặn vì được giữ ở nước ngoài.

Mục đích của các bước này nhằm làm dịu các dự đoán về mức giảm 11% đến 15% trong sản xuất kinh tế. Theo cơ quan thống kê của Nga, GDP năm ngoái đã giảm 2,1%. Năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán mức tăng trưởng 0,3%.

Sự thay đổi lớn có thể đến từ các hình phạt mới nhằm vào năng lượng. Nhóm Bảy nền dân chủ lớn đã tránh các biện pháp trừng phạt trên diện rộng đối với dầu mỏ của Nga vì sợ đẩy giá năng lượng lên cao hơn và thúc đẩy lạm phát.

Có những ước tính khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các biện pháp. Các chuyên gia tại Trường Kinh tế Kiev cho biết nền kinh tế Nga sẽ đối mặt với một “bước ngoặt” trong năm nay khi doanh thu từ dầu khí giảm 50% và thặng dư thương mại giảm xuống 80 tỷ USD từ mức 257 tỷ USD năm ngoái. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, điều đó đã xảy ra khi doanh thu từ thuế dầu mỏ đã giảm 48% trong tháng 1 so với một năm trước đó.

Các nhà kinh tế khác hoài nghi về một điểm đột phá trong năm nay.

Anh Tuấn (Theo AP News)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/kinh-te-nga-vung-vang-nhung-cung-day-thach-thuc-post239173.html