Kurdistan trong thế 'Giữa muôn trùng sóng gió'

Cũng như toàn thế giới, đất nước Cộng hòa Kurdistan nhỏ bé đang phải chống chọi với dịch virus COVID - 19. Với vị trí 'ngã ba' giữa Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, Kurdistan đối mặt với nguy cơ rất cao vì rất có thể virus COVID - 19 sẽ có cơ hội lan tràn trong lãnh thổ, đặc biệt là khi có hơn 20.000 nghìn người tị nạn đang di chuyển trên các tuyến đường trong cả nước.

Đồng thời với đó, do chiến tranh và nền kinh tế kiệt quệ, Kurdistan khó có đủ các nguồn lực để phòng chống dịch bệnh một cách thật sự có hiệu quả. Chính phủ Kurdistan đang làm mọi cách trong khả năng của mình, từ tăng cường tiêu độc khử trùng các khu vực công cộng đến xử phạt những trường hợp đầu cơ thuốc men. Tuy vậy, nhiều khả năng họ sẽ khó khăn trong việc ngăn chặn virus Corona lan từ Iraq sang nước mình.

Thế nhưng không cần phải đến tận khi dịch Corona xuất hiện mà người Kurd mới trở nên lo sợ cho cuộc sống của mình. Họ đã luôn ở trong trạng thái đó kể từ tháng mười năm ngoái, sau khi Mỹ chính thức rút quân khỏi Kurdistan, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Chính phủ người Kurd buộc phải hợp tác với Syria và Nga để có thể bảo vệ được nền độc lập của mình. Dẫu vậy, đến nay liên minh Kurd -Syria - Nga vẫn phải tiếp chiến đấu chống các lực lượng phiến quân Hồi giáo do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, trong khi nhà cầm quyền Kurdistan vẫn đang phải loay hoay tìm một giải pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề nói trên.

Một khẩu pháo của quân Hồi giáo do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang nã vào thị trấn Idlib.

Một khẩu pháo của quân Hồi giáo do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang nã vào thị trấn Idlib.

Quả thật thì ngoài Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ra, Kurdistan không có một đồng minh nào cả. Tuy quân đội Iraq chưa từng bước chân vào lãnh thổ Kurdistan, nhưng chính phủ Iraq đang càng ngày trở nên lạnh nhạt với người láng giềng của mình. Một phần nguyên nhân dẫn tới điều đó là do sau khi nguyên Thủ tướng Iraq Adel Abdel Mahdi mới đây từ chức, cả nền chính trị Iraq đã rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Ngay cả khi ông Mohammed Allawi lên nhậm chức Thủ tướng mới, làn sóng người biểu tình Iraq phản đối nạn tham nhũng và sự lạc hậu của chính phủ vẫn không hề thuyên giảm. Chính quyền Iraq hiện đang có quá nhiều vấn đề đối nội cần phải bàn tính nên phải gác lại những việc liên quan tới Kurdistan. Đấy là chưa kể việc ông Mohammed Allawi đã nhiều lần tỏ ra không mặn mà hưởng ứng ý tưởng về một nhà nước độc lập của người Kurd.

Trong khi đó thì Mỹ dường như đã quên hẳn Kurdistan ngoài một việc duy nhất là họ chưa có đến 100 binh lính của mình đang đồn trú tại các mỏ dầu trong khu vực thuộc lãnh thổ quốc gia này. Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng thống Donald Trump, mục đích duy nhất khiến quân đội nước này còn ở lại Kurdistan là bảo vệ quyền khai thác dầu mỏ của các công ty Mỹ. Chính vì thế mà ngay từ đầu cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ đến nay, quân Mỹ chưa hề một lần nổ súng. Tuy vậy họ đã phải chịu thương vong - một lính Mỹ mới thiệt mạng và một người khác bị thương trong một vụ nổ súng ở gần thành phố Qamishli.

Mỗi một khi quân Mỹ tiến vào bất cứ một khu vực đông dân Kurd nào, họ đều phải ngồi trên những chiếc xe bọc thép thay vì đi bộ như trước đây. Người Kurd nào cũng cảm nhận được sự phản bội của chính quyền Mỹ. Bởi vậy, chỉ cần nhìn thấy lính Mỹ là họ lập tức nổi giận mà chửi bới hay ném hoa quả vào đám lính tráng Mỹ một cách không thương tiếc.

Điều tương tự cũng xảy ra khi đoàn xe bọc thép của Mỹ tiến vào thôn Khirbet Ammu phía đông thành phố Qamishli. Ngoài hoa quả ra thì một số thanh niên trong thôn còn có AK-47 và trong lúc hoàn toàn mất kiềm chế, họ đã nổ súng trong cơn giận dữ kịch tầm. Cùng lúc đó thì một trong hai chiếc xe bọc thép bị kẹt vì bùn, còn chiếc thứ hai thì lốp xịt. Cuối cùng thì quân đội Syria và Nga đóng quân gần đó phải đến giải cứu lính Mỹ mới hy vọng thoát ra khỏi thôn Khirbet Ammu.

Ngay việc một lính Mỹ bị giết vì đạn của người Kurd lại không phải là vấn đề làm đau đầu chính quyền Kurdistan nhất điều đó đã đủ cho thấy tình hình đang tệ đến mức nào tại đất nước này. Chỉ cách đây mới ít ngày thôi, phiến quân Hồi giáo được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã đánh bật lực lượng người Kurd ra khỏi thị trấn Nairab có vị trí chiến lược bên biên giới Kurdistan - Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến thắng này sẽ mở đường cho phiến quân chiếm được tỉnh Idlib, "tâm điểm" của cuộc chiến đến hiện nay.

Mục đích trước mắt của Thổ Nhĩ Kỳ không phải là chiếm lấy toàn bộ Kurdistan. Bản thân Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang gặp quá nhiều vấn đề nội bộ. Cả nền chính trị, kinh tế lẫn xã hội của quốc gia này đã - đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng kể từ cuộc đảo chính thất bại mấy năm trước, và đợt "thanh trừng" đối thủ chính trị của Tổng thống Erdogan diễn ra sau đó. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ càng ngày càng trở nên bất mãn hơn do tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát tăng vọt, và an ninh xã hội bị mất đi. Chính quyền lại không nhanh chóng đưa ra bất cứ chính sách nào khác để giải quyết vấn đề này một cách hữu hiệu.

Trong bối cảnh đấy, ông Erdogan và các quan chức đã nảy ra ý tưởng biến Kurdistan trở thành nơi ở mới cho những người tị nạn Syria. Kể từ khi cuộc nội chiến Syria nổ ra vào năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận hơn 2 triệu người tị nạn nước này. Cả chính phủ lẫn nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ đều tin rằng, người tị nạn Syria chính là cội nguồn cho mọi vấn đề hiện nay của họ. Nếu đẩy được số người tị nạn này sang Kurdistan thì mọi vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lập tức biến mất.

Thế nhưng cuộc chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Kurdistan lại gây ra thêm rắc rối cho Thổ Nhĩ Kỳ. Từ khi chiến sự nổ ra, đã có thêm 1,6 triệu người Kurd phải rời bỏ nhà cửa đi tị nạn. Ngoại trừ một số nhỏ đến được Iraq, sự lựa chọn của hầu hết những người này là vượt biên giới qua Thổ Nhĩ Kỳ. Nay thì với nguy cơ tỉnh Idlib bị phiến quân Hồi giáo chiếm hoàn toàn, số lượng người tị nạn sẽ còn tăng nhanh hơn nữa theo cấp số nhân.

Trẻ em người Kurd đang là nạn nhân chịu nhiều tổn thương nhất do cuộc chiến.

Sợ hãi trước việc phải tiếp nhận thêm người tị nạn, Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ thêm quân vào Kurdistan. Vì thế mà trong tháng này đã có 16 lính Thổ Nhĩ Kỳ tử nạn tại Kurdistan. Nhà nghiên cứu chính trị người Thổ Nhĩ Kỳ Haid Haid đã đưa ra nhận xét trên tờ AP như sau:

"Tổng thống Erdogan hiểu rất rõ các công dân của mình khó chịu đến nhường nào về người tị nạn Syria. Chính vì thế mà ông ta đang đổ thêm quân vào Kurdistan để mong kết thúc sớm cuộc chiến này. Thế nên ông ta phải tỏ ra rất thận trọng trong việc này. Nếu như số lính Thổ Nhĩ Kỳ tử trận tại Kurdistan tăng quá cao thì có khả năng không chỉ người dân mà cả quân đội cũng sẽ quay lưng lại với ông Erdogan. Khi đó việc ông này bị phế chức Tổng thống chỉ còn là vấn đề thời gian!".

Ông Erdogan hy vọng rằng quân đội Nga và Syria sẽ không trực tiếp đối đầu với phiến quân Hồi giáo. Vị Tổng thống có cơ sở để tin vào khả năng này, vì Thổ Nhĩ Kỳ đã từ lâu là đồng minh quan trọng của Nga. Vào thứ tư tuần cuối tháng 2 vừa qua, một phái đoàn ngoại giao Nga đã sang thủ đô Ankara để bàn về vấn đề Idlib.

Ông Erdogan tỏ ra tin tưởng về cuộc gặp khi đưa ra kết luận thế này: "Các quan chức cấp cao nhất sẽ bàn bạc để tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất!". Ông Erdogan cũng tiết lộ với báo giới về kế hoạch tổ chức một hội nghị vào ngày mùng 5 tháng 3 tới giữa mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Ở bên kia chiến tuyến, chiến thắng được phiến quân Hồi giáo cho là hy vọng sống duy nhất của chính phủ Kurdistan, vì đây là thành trì cuối cùng của họ. Ngoài ra thì trong trường hợp họ chiếm lại được Idlib, tỉnh này sẽ trở thành "bàn đạp" cho việc giải phóng lại toàn bộ đất nước họ.

Cuối cùng thì máy bay Nga đã có thể an toàn cất cánh từ sân bay Latakia kế bên Idlib để yểm trợ cho bộ binh Syria và Kurdistan đánh đuổi phiến quân Hồi giáo. Không còn phiến quân Hồi giáo đứng giữa mình và liên quân Kurdistan-Syria - Nga, nhiều khả năng tổng thống Erdogan sẽ buộc phải rút quân về nước vì những lý do kể trên.

*

Theo thống kê thì hằng ngày có khoảng 90-100 chiếc xe tải của Liên hợp quốc chở đồ cứu trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Kurdistan. Từng đó vẫn là chưa đủ. Mới đây thôi một gia đình bốn người Kurd đã chết ngạt trong lều vì ngộ độc khói than. Tại thời điểm này, nhiệt độ ban đêm tại Kurdistan có thể xuống dưới 0 độ C.

Trong khi đó, người tị nạn lại không có nơi nào khác để qua đêm ngoài túp lều dựng giữa vùng đất trống. Sự lựa chọn duy nhất của nhiều gia đình tị nạn vì thế là dùng than để sưởi. Nếu không thì họ sẽ chết trong lạnh, như là trường hợp một em bé năm tuổi tên Areej Majid al-Hmeidi. Cuộc chiến tại biên giới Kurdistan và Thổ Nhĩ Kỳ còn diễn ra thêm ngày nào là những cảnh tang thương như trên sẽ còn lặp lại và không biết tới bao giờ mới tới hồi kết.

Lê Công (dịch)

Nguồn CSTC: http://cstc.cand.com.vn/ho-so-interpol-cstc/kurdistan-trong-the-giua-muon-trung-song-gio-586704/