Kỳ án 'buôn lậu' 535,8m3 gỗ trắc (Bài 2): Ngược dòng thời gian

Phải nói rằng, thời điểm những năm 2010 thị trường mua bán gỗ trắc từ Lào về Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ 3 là năm làm ăn sôi động nhất của các doanh nghiệp ở khu vực miền Trung, được Chính phủ, các bộ ngành Trung ương khuyến khích.

Những người không có tư cách giám định tư pháp đang giám định lô gỗ.

Những người không có tư cách giám định tư pháp đang giám định lô gỗ.

Riêng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị mỗi ngày đêm có từ 500-700 chuyến xe lớn nối đuôi nhau qua cửa khẩu Đensavan Lào sang Việt Nam, tất cả đều thực hiện một chế độ, một thủ tục nhập khẩu, trong đó có Công ty Ngọc Hưng.

Để rộng đường dư luận, nhóm PV xin được ngược dòng thời gian xảy ra vụ án.

Những dòng nhật ký làm bằng chứng

Ngày 17/12/2011, tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị, Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng mở Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/BO33, nhập khẩu 535,8m3 gỗ trắc từ Lào vào Việt Nam. Sau 2 ngày Công ty Ngọc Hưng mở Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D, xuất khẩu nguyên lô 535,8m3 gỗ trắc đã nhập khẩu sang Hồng Kông (Trung Quốc).

Theo quy định, lô gỗ không phải chịu thuế nhập khẩu, không phải chịu thuế xuất khẩu, chỉ chịu thuế GTGT. Ngày 17/01/2012 Công ty Ngọc Hưng đã nộp đủ số tiền thuế GTGT cho Nhà nước 3.246.503.317 đồng. Sau khi hoàn tất thủ tục tại cửa khẩu Lao Bảo, số gỗ trên được tiếp tục chuyển về cảng Cửa Việt để hoàn tất các thủ tục theo quy định, đồng thời cặp chì xuất khẩu sang nước thứ 3.

Sau khi hoàn tất các thủ tục tại cảng Cửa Việt, lô hàng trên được bốc xếp lên 22 xe Container tiếp tục vận chuyển vào cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). Trong khi lô hàng đang được bốc xếp lên tàu, ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Hải quan (TCHQ) thời bấy giờ phát công văn hỏa tốc, ra lệnh cho Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan (CĐTCBL) bắt giữ lại lô hàng nói trên, để khám xét.

Chuyện thật như đùa

Theo biên bản niêm phong và mở niêm phong số BB-HC 9 của Hải quan Đà Nẵng, vào hồi 11h00 ngày 07/3/2012, ông Nguyễn Văn Quý, Phó cục trưởng, Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan và ông Phạm Văn Thiềng, Phó đội trưởng, Đội 2 – Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan chỉ đạo và yêu cầu các ông: Trịnh Trung Nhứt, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Đà Nẵng; ông Trần Quốc Dân, công chức Hải quan, Chi cục Hải quan cảng Đà Nẵng; ông Phạm Tuấn Chinh, công chức Hải quan, Chi cục Hải quan cảng Đà Nẵng; ông Phan Quang Minh, công chức Hải quan, Chi cục Hải quan cảng Đà Nẵng với sự chứng kiến của ông Trương Văn Vẽ, nhân viên Công ty Ngọc Hưng, đến kho chứa lô hàng gỗ thuộc Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19/12/2011 của Công ty Ngọc Hưng bị thu giữ để mở niêm phong cho cơ quan giám định phân loại gỗ. Biên bản được thể hiện,sau khi xem xét xong, đến 11h30 cùng ngày, cửa kho đã được đóng lại và niêm phong bằng seal Hải quan.

Điều vô lý là, với một lô gỗ trắc khủng như thế mà cơ quan giám định, phân loại chỉ có 2 người được phân công đảm nhận việc này, đó là ông Đặng Tất Thế và ông Phan Văn Tuế. Họ chỉ làm việc giám định trong vòng 30 phút mà đã giám định, phân loại xong, trong đó chỉ phát hiện ra 21 m3 gỗ giáng hương nhưng chủng loại gỗ này lại thuộc nhóm thấp hơn so với gỗ trắc.

5 bị can tại tòa

Không hiểu vì lý do gì mà cơ quan Cục Điều tra chống buôn lậu vẫn ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 02/QĐ-ĐTCBL, khởi tố Công ty Ngọc Hưng về tội “Buôn lậu” quy định tại Điều 153 BLHS, với cáo buộc “xuất khẩu hàng hóa không có nguồn gốc hợp pháp”.

Từ bé xé thành to

Thông tin quan trọng từ ông Trương Huy Liệu cho rằng: “Khi ông Cẩn ngồi ngoài Hà Nội vừa phát công văn hỏa tốc vừa điện thoại cho cán bộ nằm vùng, “Phải tìm cho ra mấy cái khúc tròn tròn”. Cũng theo ông Liệu, bởi ông Cẩn nghi 21m3 gỗ giáng hương đó là gỗ huê, hay còn gọi là gỗ sưa quý hiếm, nhưng đâu ngờ đó lại là gỗ giáng hương”.

Để chứng minh tính hợp pháp cho vấn đề này, xin được dẫn chứng Bản kết luận điều tra số 13/KLĐT-C44-P4 ngày 15/10/2013 của C44): “Năm 2011, ông Trương Huy Liệu đã mua lô gỗ Trắc và Giáng Hương của các đối tượng tên Đon và Hóm ở Savanakhet, Lào (KLĐT-C44-P4 ngày 15/10/2013 của C44). Số gỗ trên được vận chuyển trên 13 xe ô tô, nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo ngày 17/12/2011; trong đó có 8 xe ô tô biển kiểm soát Việt Nam, 5 xe ô tô biển kiểm soát Lào.

Từ kết luận trên của cơ quan điều tra C46, Tòa án thành phố Đà Nẵng không thể tuyên buộc tội cho ông Trương Huy Liệu là số gỗ trên không có nguồn gốc xuất xứ. Trong 2 tội nghi vấn nói trên không có cơ sở để buộc tội.

Ngày 7/5/2014, V1 lại ban hành Cáo trạng số 14/VKSTC-V1 truy tố ông Trương Huy Liệu, bà Trần Thị Dung ra trước Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng để xét xử về tội “Buôn lậu” quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 153 BLHS với cáo buộc “đã có hành vi làm giả giấy tờ, hồ sơ để nhập khẩu, xuất khẩu gỗ không rõ nguồn gốc”. Những cáo buộc trên đều được Tòa án TP. Đà Nẵng chứng minh vô tội vì không có cơ sở qua các bản kết luận điều tra.

Nhóm PV miền Trung

Nguồn KTNT: https://kinhtenongthon.vn/ky-an-buon-lau-5358m3-go-trac-bai-2-nguoc-dong-thoi-gian-post30667.html