Kỳ quặc vị tướng luôn mang theo cả thư viện bên mình

Để thuyết phục Sahib Ibn Abbad về làm tể tướng, vua Samanid đã phái 400 con lạc đà đến để mang theo tất cả các cuốn sách của ông về kinh thành, trong đó chỉ riếng các bộ từ điển cần đến 60 con lạc đà mới chở hết.

 Sahib Ibn Abbad (938-995) là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của vương quốc Ba Tư. Ông là một tể tướngCó thể bạn quan tâm đầy quyền thế, đồng thời cũng là một học giả lỗi lạc của vương quốc này.

Sahib Ibn Abbad (938-995) là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của vương quốc Ba Tư. Ông là một tể tướngCó thể bạn quan tâm đầy quyền thế, đồng thời cũng là một học giả lỗi lạc của vương quốc này.

Theo các sử liệu Sahib Ibn Abbad được sinh ra ở Isfahan (Iran) vào năm 938. Cha của ông là Abu'l-Hasan Abbad ibn Abbas – một học giả Hồi giáo có tiếng. Khi cha qua đời, Ibn Abbad chỉ mới 7-8 tuổi và được bạn của cha nuôi dưỡng.

Nổi tiếng thông minh sáng dạ, Ibn Abbad gặt hái được rất nhiều thành công trên đường học vấn. Thăng tiến nhanh chóng trên đường quan lộ, ông được phong làm tể tướng.

Trong sự nghiệp lừng lẫy của mình, tể tướng Ibn Abbad đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền văn hóa Ba Tư. Ông ủng hộ sự phát triển của thi ca và là người có kiến thức sâu rộng về các chủ đề khác nhau.

Tương truyền, khi Hoàng đế Samanid mời Ibn Abbad làm tể tướng, ông trả lời rằng ông không đồng ý vì không muốn bỏ lại thư viện khổng lồ của mình ở quê nhà.

Để thuyết phục Ibn Abbad, vua Samanid đã phái 400 con lạc đà đến để mang theo tất cả các cuốn sách của ông về kinh thành, trong đó chỉ riêng các bộ từ điển cần đến 60 con lạc đà mới chở hết.

Trên cương vị tể tướng, Ibn Abbad không bao giờ rời xa thư viện của mình. Mỗi khi cần đi công cán ở xa, ông lại huy động đội lạc đà hùng hậu để chở theo những cuốn sách quan trọng.

Ngày nay, di sản mà Ibn Abbad để lại cho nền văn hóa của Iran – đất nước kế thừa vương quốc Ba Tư – là rất lớn, trên các lĩnh vực thần học, lịch sử, ngữ pháp, từ điển học, phê bình học thuật và viết nghệ thuật.

Theo T.B/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ky-quac-vi-tuong-luon-mang-theo-ca-thu-vien-ben-minh/20191013105228635