Kỹ thuật trồng và ghép lan đai châu cho vườn nhà rực rỡ sắc hương

Hoa lan đai châu thuộc tuýp loài hoa đẹp bởi sở hữu màu sắc rực rỡ, dáng vẻ quyến rũ. Kỹ thuật trồng lan đai châu tuy hơi cầu kỳ nhưng nếu biết cách chăm sóc sẽ vô cùng dễ dàng.

Theo nhiều nghiên cứu thì loại lan đai trâu còn có tên gọi ngọc điểm. Loài hoa này có nguồn gốc Châu Á thường thấy mọc ở Thái Lan, Miến Điện, Lào và Việt Nam. Cây có tên khoa học là Rynchostylis gigantea.

Tại Việt Nam đây là một loại lan rừng thường phân bố ở các vùng núi, cao nguyên Nam Trung Bộ giáp biên gới hai nước bạn Lào và Campuchia. Nhờ hương thơm vô cùng quyến rũ cùng với vẻ đẹp rực rỡ, đài các nên hoa lan đai châu này đã được trồng ở khắp nơi làm trang trí sân vườn, quán café hay biệt thự nhà vườn.

Kỹ thuật trồng lan đai châu và cách ghép vô cùng đơn giản nếu biết cách áp dụng. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng lan đai châu và cách ghép vô cùng đơn giản nếu biết cách áp dụng. Ảnh minh họa

Điều kiện khí hậu thích hợp trồng hoa lan đai trâu

Lan đai châu vốn là loại cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt. Cây có khả năng chịu hạn và nóng khá tốt. Nhiệt độ thích hợp nhất cho lan đai châu từ 26-30 độ C. Cây ưa ánh sáng ở mức trung bình. Tốt nhất nên trồng ở dưới mái hiên hoặc dưới tán cây khác vì nếu để ra ngoài trời nắng trực tiếp có thể khiến lá cây bị cháy.

Giá thể trồng hoa lan đai trâu

Tùy theo sở thích của người trồng mà lựa chọn giá thể cho lan đai châu. Tuy nhiên cần đảm bảo đủ độ thông thoáng, thoát nước tốt.

Kỹ thuật trồng và ghép lan đai châu

Hiện nay thú chơi của nhiều người là trồng lan trên một giá thể gỗ hoặc trồng trong để phơi rễ ra ngoài. Nhưng trồng cách này cần phải có ẩm độ thật cao và mùa hè phải tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, nhất là vào những ngày nóng nực hay khô ráo.

Thông thường, hoa lan đai châu được ghép vào các khúc gỗ (gõ cây, gỗ lũa,….có hình dáng đẹp) khúc gỗ nhỏ vừa phải có thể treo trên giàn lan, những khúc gỗ to thường được đặt trong chậu và đổ xi măng chết ở gốc cho vững.

Cây ghép phải có hình dáng đẹp, mang phong cách cổ thụ. Hoa lan đai châu cũng có thể trồng trong chậu đất nung với giá thể là than củi, vỏ thông hoặc trồng trong chậu nhựa với than củi trộn với dớn cọng nhỏ. Nếu ghép gỗ nên lựa chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc vú sữa là tốt nhất.

Dù trồng lan đai châu bằng cách nào cũng được nhưng phải đảm bảo được tính cấn đối hài hòa và thuận tiện cho sự phát triển của cây lan.

Chăm sóc cây lan đai trâu

Cây lan đai châu có yêu cầu về nước ở mức trung bình. Vào mùa hè cần tưới tăng lượng nước 2-3 lần một ngày nếu như bạn trồng trên giá thể gỗ. Nếu như trồng lan trong chậu với giá thể vỏ cây hoặc than thì một tuần chỉ cần tưới 2-3 lần là đủ. Lưu ý, cây lan có đặc điểm không chịu được rễ ngập úng trong nước mà phải để thoáng khí và khô thì cây mới phát triển tốt. Vào mùa đông ngưng tưới nước và phải giữ cho lá và rễ được khô ráo trước khi trời tối.

Cây lan đai châu chỉ nên bón phân khi lá bắt đầu mọc hoặc rễ có ra những mầu xanh. Loại phân phù hợp là phân chuồng hoai mục, phân NPK bón định kì hàng tuần mỗi lần. Vào mùa đông ngừng bón phân.

An Dương

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/ky-thuat-trong-lan-dai-chau-va-cach-ghep-don-gian-cho-vuon-nha-ruc-ro-sac-huong-d140496.html