Kỳ vọng của Đức với Mỹ trong giai đoạn chuyển giao quyền lực sau các căng thẳng

Một quan chức Đức nói trên Newsweek, Berlin hi vọng Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đảo ngược quyết định của Tổng thống Trump liên quan đến quyết định rút quân Mỹ khỏi nước Đức.

Quan chức này khẳng định động thái của Tổng thống Trump vào tháng Bảy là điều bất ngờ và giống như một biện pháp trừng phạt đối với Đức.

Ảnh minh họa. Nguồn: Newsweek

Ảnh minh họa. Nguồn: Newsweek

Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu tồn tại một số mâu thuẫn trong chính quyền Tổng thống Trump và đặc biệt Đức nhiều lần phải chịu chỉ trích vì không phù hợp với các kế hoạch của Nhà Trắng. Mục tiêu đóng góp vào chi tiêu quốc phòng giữa các quốc gia thành viên của 30 thành viên NATO quy định 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong báo cáo gần đây nhất, Đức đã đóng góp khoảng 1,5%.

Tổng thống Trump liên tục chỉ trích Đức về khả năng đóng góp của nước này với ngân sách của NATO. Trong tháng Bảy, Tổng thống Trump tuyên bố kế hoạch sẽ rút khoảng 12.000 quân đội Mỹ đang triển khai ở Đức. Thêm vào đó, ông chủ Nhà Trắng còn tuyên bố ý định chuyển trụ sở đóng quân của Mỹ khỏi Đức đến Mons, Bỉ - Trụ sở Tối cao Lực lượng đồng minh châu Âu (SHAPE). Lầu Năm Góc tuyên bố động thái trên mang tính chiến lược nhưng Đức mô tỏ động thái này mang tính chính trị và hoàn toàn là hành động đơn phương của Washington.

"Tất cả những điều này cần được phối hợp. Các đồng minh nên thảo luận về vấn đề quan trọng như vậy", một quan chức Đức nói trên Newsweek.

Quan chức này lưu ý ngân sách quốc phòng của Đức hiện đã tăng lên đáng kể kể từ năm 2014, lên mức 51,1 tỷ đôla hiện nay – tương đương khoảng 1,57% GDP của nước này. Berlin thực sự lo ngại trước động thái rút quân của Mỹ khỏi Đức sau các thông tin ngân sách này.

"Với những gì chúng tôi hiểu, ở quyết định hiện tại, Mỹ sẽ từ bỏ cơ sở hạ tầng hiện có và phải chi thêm một khoản tiến lớn xây dựng trụ sở ở nơi khác. Vì vậy, quá trình đảo ngược quyết định là cần thiết và chúng tôi đang mong muốn sự khác biệt ở chính quyền mới Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể làm điều này", quan chức Đức nói trên Newsweek.

Trước đó, quyết định của Tổng thống Trump hồi tháng Bảy nhanh chóng đã nhận nhiều chỉ trích, bao gồm cả cố vấn chính sách ngoại giao của ông Biden – Antony Blinken. Ông Blinken đã nói trên hãng Reuters thời điểm đó khẳng định chính quyền ông Biden sẽ xem lại kế hoạch này nếu chiến thắng bầu cử Mỹ 2020.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã đề cập đến các kế hoạch của Đảng Dân chủ trong bài phát biểu quan trọng vào hôm thứ Ba.

"Ít nhất vẫn còn có cơ hội thay đổi kế hoạch. Chúng ta sẽ phải xem xét liệu quyết định có ý nghĩa gì và khả năng điều chỉnh một số phần nhất định", ông Annegret Kramp-Karrenbauer khẳng định.

Quân đội Mỹ đã đóng quân tại Đức kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. Trụ sở đóng quân của Mỹ nhanh chóng trở thành một pháo đài của Mỹ ở nước ngoài gần ba thập kỷ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Trong khi Đức đóng vai trò trung tâm trong việc điều phối di chuyển quân đội Mỹ sang châu Á và châu Phi. Quyết định của Tổng thống Trump khiến những bên liên quan thực sự bất ngờ vì đều hiểu tầm quan trọng của điều này. Trong khi quan chức Mỹ nói trên Newsweek rằng Berlin nhận thấy quyết định của Tổng thống Trump trong mùa hè năm ngoái mang đến "sự tiếc nuối" bởi tầm quan trọng trong sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Đức vốn dĩ đã tồn tại như một trụ cột quan hệ xuyên Đại Tây Dương trong nhiều thập kỷ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của quân đội Mỹ gắn kết quan hệ đồng minh trong NATO.

"Chúng tôi đánh giá cao thập kỷ hợp tác tốt đẹp và đáng tin cậy giữa các lực lượng vũ trang Mỹ tại Đức cùng với việc triển khai quốc tế", Người phát ngôn nói trên Newsweek.

Theo Người phát ngôn, mức độ hợp tác hai nước song phương và đa phương khác nhau đồng thời hy vọng động lực này sẽ tiếp tục.

"Hàng ngày, quân đội hai nước phải làm việc chuyên nghiệp cùng nhau trong các bài tập hoạt động và cơ bản. Chúng tôi tin tưởng việc tiếp tục quá trình hợp tác sẽ vì lợi ích của hai nước", người phát ngôn nhấn mạnh.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc của Tổng thống Trump cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực chung này. Chỉ còn hơn hai tháng nữa cho quá trình chuyển giao quyền lực, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller đã nói chuyện hôm thứ Sáu với người đồng cấp Đức Kramp -Karrenbauer "nhấn mạnh cam kết mạnh và lâu dài của Mỹ đối với quan hệ Mỹ-Đức và mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương".

"Các nhà lãnh đạo đã thống nhất về tầm quan trọng thúc đẩy quan hệ quốc phòng Mỹ -Đức. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Miller và Bộ trưởng Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Miller đã tái khẳng định cam kết hợp tác về các vấn đề quan trọng chiến lược song phương, bao gồm cả chia sẻ gánh nặng chi phí gia tăng, thúc đẩy an ninh và ổn định tại Trung Đông và đối phó với các ảnh hưởng xấu ở châu Âu và hơn thế nữa".

Theo Newsweek, Thủ tướng Merkel từng khẳng định: "Tổng thống đắc Joe Biden có kinh nghiệm sâu sắc trong các chính sách đối ngoại và đối nội. Ông Biden có hiểu rõ về nước Đức và châu Âu. Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp về các cuộc gặp gỡ và nói chuyện hiệu quả với ông".

Nhắc đến vai trò đồng minh quan trọng nhất của Đức, bà Merkel cũng cho rằng Berlin tăng cường đóng góp cho quốc phòng, khẳng định Washington "thực sự mong muốn Berlin nỗ lực hơn nữa để đảm bảo an ninh của chúng tôi cũng như niềm tin đối với thế giới và châu Âu đã luôn thúc đẩy thực hiện điều này trong thời gian dài".

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/ky-vong-cua-duc-voi-my-trong-giai-doan-chuyen-giao-quyen-luc-sau-cac-cang-thang-20201119114506383.htm