Làm giàu từ trồng rau sạch

Trang trại rau an toàn hữu cơ của vợ chồng anh Nguyễn Đăng Quý và chị Đặng Thị Cuối xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội mặc dù mới chỉ khởi đầu gần một năm nay nhưng đã được đánh giá là mô hình rất hiệu quả cho mệnh đề làm giàu từ nghề nông. Dự án 'Trồng rau hữu cơ áp dụng công nghệ cao Cuối Quý' của họ đã lọt vào top 30 của Cuộc thi 'Tôi là nông dân 4.0' năm 2018 do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

Tiếp xúc với chúng tôi không phải là hình ảnh bà chủ của một trang trại rau hữu cơ lớn của Hà Nội mà là một người nông dân thực thụ, gần gũi và chân chất. Vừa tranh thủ thu hoạch mướp và cắt bỏ bớt những chiếc lá già cho dàn mướp dài gần300m, chị Cuối thủng thẳng kể: Năm 2000 do kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, chị quyết định đi Đài Loan theo diện xuất khẩu lao động.

Tại đây, chị vào làm việc ở các trang trại trồng rau sạch và choáng ngợp bởi thu nhập “khủng” từ rau sạch của người bản địa. Họ chỉ có hơn 1ha đất vườn, nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào trồng rau theo quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh đã mang lại những giá trị kinh tế rất lớn. Ngoài trình độ sản xuất cao, chị còn bị “mê hoặc” bởi yếu tố chất lượng, môi trường và ý nghĩa của việc trồng rau sạch. Vốn là người “sinh ra từ làng”, quá quen với việc nhà nông, từ đó chị nung nấu một ước mơ sẽ mang những kỹ thuật mới trong việc làm nông nghiệp nơi xứ người về để phát triển trên chính mảnh đất quê hương mình.

Trang trại Rau an toàn hữu cơ Cuối Quý.

Sau 8 năm chăm chỉ làm việc và không ngừng học hỏi, chắt chiu từng chút kinh nghiệm trong việc trồng rau sạch, chị trở về Việt Nam. Sau khi trở về, chị hồ hởi trao đổi với chồng về công nghệ hiện đại và thu nhập “khủng” từ việc trồng rau ở Đài Loan và mong muốn anh đồng hành cùng chị thực hiện ước mơ trồng rau hữu cơ. Thế nhưng, chồng chị lại gạt đi, bởi theo anh: “Từ cổ chí kim tôi chẳng thấy ai trồng rau mà giàu”. Không nản chí, chị kiên trì thuyết phục chồng bằng cách sẽ đưa anh quan Đài Loan để tận mắt chứng kiến công nghệ trồng rau sạch của họ. Sau khi được chồng đồng ý, anh chị quyết định gửi hai cô con gái lại cho ông bà chăm sóc và cùng sang Đài Loan vừa làm, vừa học trồng rau sạch.

Sang đó, trực tiếp xem cách người bản địa sản xuất và tiêu thụ rau sạch, anh Quý mới tin lời vợ nói là thật. Anh cũng bị hấp dẫn bởi các trang trại trồng rau công nghệ cao ở Đài Loan. Rau được trồng trong nhà kính, được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun hiện đại. Đặc biệt, các trang trại rau ở đó tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình trong sản xuất thực phẩm sạch.Vốn ham học hỏi, anh Quý rất hay trò chuyện với các chủ trang trại về làm nông nghiệp. Dần dần niềm đam mê làm nông nghiệp sạch cũng ngấm vào người anh. Trong suốt 8 năm lao động ở Đài Loan, cũng là những năm anh chị nỗ lực thực hiện ước mơ sẽ sở hữu trang trại rau sạch cho riêng mình.

Gần với khu nhà lưới, vợ chồng anh chị cũng đã đầu tư một hệ thống sau thu hoạch rất hiện đại. Mỗi ngày, khoảng 3 – 4 tấn rau được tập trung về khu vực chế biến để phân loại, rửa sạch và đóng gói cẩn thận. Trên bao gói có đầy đủ các thông tin cần thiết để người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc. Với giá dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg.Mỗi tháng, thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng. Hàng ngày có gần 20 lao động miệt mài làm việc. Mùa này, chị Cuối dành ra hơn 3ha để trồng măng tây tự nhiên ngoài trời.

Cùng với măng tây, trang trại của anh chị còn trồng thêm ổi và mướp… Chia sẻ với chúng tôi về dự định trong những năm tới, chị Cuối cho biết: Mong muốn của chị là sẽ “phủ sóng” rau sạch đến mọi nhà, để ai ai cũng được sử dụng những thực phẩm sạch. Dự kiến từ năm 2018, mỗi năm anh chị phát triển thêm ít nhất 1 ha rau sạch. Đồng thời, mở rộng thị trường tiêu thụ đến tất cả các trường học trong vùng

Đầu năm 2017, anh chị trở về quê hương, dồn hết vốn liếng trong những năm lao động vất vả ở ĐàiLoan để bắt tay vào trồng rau sạch. Ban đầu, anh chị cũng đi nhiều tỉnh thành như Đà Lạt, Hòa Bình, Thanh Hóa để tìm đất xây dựng trang trại nhưng đều không thành, cuối cùng anh chị quyết định về xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng – là nơi anh chị sinh ra, lớn lên và kết duyên vợ chồng để phát triển mô hình trồng rau sạch.

Chị Cuối bộc bạch: “Ban đầu họ hàng nội ngoại, bạn bè ai cũng can ngăn vợ chồng tôi bởi người nào cũng cho rằng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thậm chí, một số người không chơi với vợ chồng tôi nữa vì sợ vợ chồng tôi vỡ nợ thì họ sẽ bị liên lụy. Nhưng vợ chồng tôi có nghề rồi nên rất tự tin để làm và chắc chắn sẽ thắng”.

Tháng 7/2017, được Dịch vụ nông nghiệp xã HTX Đan Phượng hỗ trợ thuê hơn 4 ha đất, mô hình trồng rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao của anh chị chính thức đi vào hoạt động. Không ngoài dự tính, tháng đầu tiên sau khi triển khai, anh chị đã có lãi.

Giới thiệu với chúng tôi 20 nhà lưới trồng các loại rau ăn lá, mỗi cái rộng hơn 40m2 với những luống rau ngay ngắn, tươi xanh, chị Cuối phấn khởi cho biết: Chúng tôi áp dụng công nghệ trồng rau của Đài Loan có cải tiến để phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiễn sẵn có của Việt Nam. Hệ thống nhà lưới được làm theo kỹ thuật của Nhật Bản, lắp ghép bằng những chốt móc, có thể đàn hồi, xê dịch khi có gió bão. Đồng thời, áp dụng hệ thống tưới tự động có 3 chế độ tưới: Phun sương, phun tỏa, phun mưa, nước tưới rau luôn được xử lý kỹ qua bể lọc.

Hoạt động trồng rau tuân theo một quy trình khép kín nên cũng khá đơn giản. Đất trồng rau không phun thuốc diệt cỏ, không phun thuốc trừ sâu hóa học. Giống thì được nhập từ Đài Loan, Hà Lan. Tuyệt đối không dùng giống biến đổi gen, không dùng giống kích thích sinh trưởng, không dùng phân bón hóa học, chỉ dùng phân viên của Hà Lan, phân hữu cơ. Sản lượng luôn cao hơn gấp 2,3 lần so với sản xuất truyền thống.Khi nắm vững lịch thời vụ sẽ giúp cho hoạt động cung ứng rau ra thị trường luôn được duy trì ổn định.

Gần với khu nhà lưới, vợ chồng anh chị cũng đã đầu tư một hệ thống sau thu hoạch rất hiện đại. Mỗi ngày, khoảng 3 – 4 tấn rau được tập trung về khu vực chế biến để phân loại, rửa sạch và đóng gói cẩn thận. Trên bao gói có đầy đủ các thông tin cần thiết để người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc. Với giá dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg. Mỗi tháng, thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng. Hàng ngày có gần 20 lao động miệt mài làm việc.

Mùa này, chị Cuối dành ra hơn 3ha để trồng măng tây tự nhiên ngoài trời. Cùng với măng tây, trang trại của anh chị còn trồng thêm ổi và mướp… Chia sẻ với chúng tôi về dự định trong những năm tới, chị Cuối cho biết: Mong muốn của chị là sẽ “phủ sóng” rau sạch đến mọi nhà, để ai ai cũng được sử dụng những thực phẩm sạch. Dự kiến từ năm 2018, mỗi năm anh chị phát triển thêm ít nhất 1 ha rau sạch. Đồng thời, mở rộng thị trường tiêu thụ đến tất cả các trường học trong vùng.

Đánh giá về mô hình trồng rau sạch của anh chị Cuối Quý, ông Trịnh Thế Khiết – Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội khẳng định, mô hình trồng rau hữu cơ theo công nghệ cao của anh chị Cuối Quý bước đầu đã khẳng định tính hiệu quả. Sản phẩm được thị trường chấp nhận, nhất là những thị trường yêu cầu cao như các bếp ăn tập thể. Vì thế, Hội Nông dân Thành phố đã chỉ đạo Hội Nông dân huyện Đan Phượng tiến hành tìm hiểu, khảo sát, đánh giá thực tế, từ đó sẽ có các bước hỗ trợ nhân rộng mô hình này.

Hà Phong

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/lam-giau-tu-trong-rau-sach-74625.html