Làn sóng quay lưng với Vành đai và Con đường

Theo giới phân tích, Trung Quốc cần thay đổi cơ chế đầu tư trong các dự án Vành đai và Con đường theo hướng bền vững hơn.

Những dự án phù phiếm

Vừa qua, chính phủ Malaysia đã hủy bỏ một tuyến đường sắt cao tốc do Trung Quốc tài trợ trên khắp bán đảo Malay đã đặt ra những câu hỏi mới cho chủ tịch Tập Cận Bình, về cái gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Nội các Malaysia đã quyết định rằng dự án trị giá 20 tỷ USD là “vượt quá khả năng tài chính của chính phủ”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Malaysia Mohamed Azmin Ali cho biết hôm 26.1.

Sự sụp đổ của thỏa thuận này làm tăng thêm sự cấp bách cho một cuộc tranh luận đang gia tăng ở Bắc Kinh về chương trình trị giá 1 nghìn tỉ USD, trung tâm các nỗ lực của ông Tập nhằm chuyển đổi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc thành ảnh hưởng toàn cầu. Trong những tháng gần đây, các quốc gia trên khắp châu Á đã đình chỉ, thu nhỏ lại hoặc chấm dứt các dự án trong bối cảnh lo ngại về tham nhũng, ảnh hưởng của việc bán lẻ và nợ gia tăng.

“Chúng tôi đang chứng kiến nhiều phản ứng dữ dội và thách thức hơn”, ông Pang Zhongying, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Khoa học và Công nghệ Macau cho biết.” Trung Quốc cần rút ra kết luận từ kinh nghiệm của mình và tiếp thu bài học từ tất cả những sự cố này, bởi vì bối cảnh bên ngoài đang thay đổi nhanh chóng và những thách thức kinh tế nội bộ đang gia tăng”.

Thủ tướng Malaysia - Mahathir Mohamad.

Ông Tập sẽ có cơ hội thiết lập lại vào tháng 4, khi ông dự kiến sẽ triệu tập các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh cho hội nghị thượng đỉnh BRI thứ hai của mình. Vào tháng 9, chủ tịch Trung Quốc đã hứa với các quốc gia châu Phi rằng ông sẽ không theo đuổi “các dự án phù phiếm”, và tháng trước các nhà quản lý hàng đầu của các doanh nghiệp nhà nước đã công bố một báo cáo kêu gọi “trách nhiệm xã hội lớn hơn ở nước ngoài”.

Trung Quốc cần phải thay đổi cách đầu tư cho BRI

Sự cảnh giác ngày càng tăng đối Trung Quốc khiến ông Tập khó khăn hơn trong việc quản lý suy thoái kinh tế tại quê nhà và một nước Mỹ ngày một cứng rắn hơn ở nước ngoài.

Malaysia nổi lên như một cơn đau đầu đặc biệt vào năm ngoái, sau vụ bê bối về các cáo buộc tham những tại đất nước mà Quỹ tài sản 1MDB đã giúp Thủ tướng Mahathir Mohamad lật đổ người từng được ông bảo lãnh, cựu thủ tướng Najib Razak. Ông Mahathir đã đưa ra xem xét một loạt các thỏa thuận, bao gồm dự án đường sắt East Coast Rail, và cảnh báo chống lại một “phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân” trong một chuyến đi đến Bắc Kinh.

Những hoài nghi về ý định của Bắc Kinh đã được nêu ra sau một báo cáo của Wall Street Journal hồi đầu tháng này rằng Malaysia đang điều tra xem Trung Quốc có đề nghị cứu trợ 1MDB để đổi lấy các thỏa thuận cơ sở hạ tầng hay không, dù sau đó ông Mahathir đã đưa ra một thông điệp hòa giải, nói rằng lý do của chính phủ đối với việc hủy bỏ đường sắt chỉ đơn giản là thiếu tiền.

Các dự án của Trung Quốc - lớn, gây ra gián đoạn và phụ thuộc vào nợ - chắc chắn sẽ tạo ra những vấn đề về chính trị và tài chính của các quốc gia mà họ đã định giúp đỡ.

Ví dụ, Nepal đã hủy bỏ và sau đó khôi phục dự án đập trị giá 2,5 tỷ USD sau một loạt thay đổi của chính phủ. Tại Pakistan, một báo cáo cho hay chính phủ nước này đã từ chối đưa dự án đập trị giá 14 tỷ USD hiện có vào Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan có quy mô hơn 62 tỷ USD do các điều khoản tài chính khó khăn.

Bộ trưởng đầu tư và quan hệ kinh tế nước ngoài của Myanmar cho biết nước này sẽ giảm quy mô 7,5 tỉ USD cho một cảng nước sâu do Tập đoàn CITIC xây dựng tại thị trấn Kyaukpyu. Ông Thaung Tun nói trong một cuộc họp báo ở thủ đô Naypyidaw, Myanmar đã không muốn lặp lại trải nghiệm của các quốc gia khác và xây dựng cơ sở hạ tầng mà không có đủ nhu cầu.

Trong một cuộc khảo sát của Nhà nước Đông Nam Á được công bố vào ngày 29 tháng 1, gần một nửa số người được hỏi cho rằng Vành đai và Con đường của ông Tập "sẽ đưa các quốc gia thành viên Asean đến gần hơn với quỹ đạo của Trung Quốc".

Xiao Gang, một cựu giám đốc của cơ quan giám sát chứng khoán Trung Quốc, cho biết trong một bài phát biểu tại Washington tuần trước rằng các dự án được xây dựng chỉ bằng nguồn vốn của Trung Quốc là không bền vững. Ông Xiao nói rằng Trung Quốc cần phải đảm bảo rằng nhiều khoản đầu tư của họ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, theo South China Morning Post.

Những lời chỉ trích cũng có thể thúc đẩy nỗ lực cũng cố chiến lược Vành đai và Con đường. Dane Chamorro, một đối tác cao cấp của Tập đoàn Control Risks, cho biết Bắc Kinh có thể quyết định cần phải làm cho các công ty nhà nước đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn để đảm bảo tài chính cho các dự án ở nước ngoài.

“Uy tín của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng không nên đánh giá thấp khả năng học hỏi nhanh và thay đổi hướng đi của họ”,Chamorro nói, “phiên bản BRI 2.0 sẽ không có nhiều các dự án lớn, vốn đầu tư cao như phiên bản đầu tiên và chúng sẽ bền vững hơn”.

Nguồn Bloomberg

Phương Anh

Nguồn NCĐT: https://nhipcaudautu.vn/the-gioi/lan-song-quay-lung-voi-vanh-dai-va-con-duong-3327943/