Lan tỏa phong trào sáng tạo kỹ thuật

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên là hội thi uy tín và có quy mô lớn hiện nay. Thông qua Hội thi, hàng nghìn sáng kiến, sáng chế được ứng dụng thành công và đem lại hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Đồng thời giúp sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào lan tỏa rộng khắp.

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên là hội thi uy tín và có quy mô lớn hiện nay. Thông qua Hội thi, hàng nghìn sáng kiến, sáng chế được ứng dụng thành công và đem lại hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Đồng thời giúp sáng tạo khoa học công nghệ trở thành phong trào lan tỏa rộng khắp.

Các tác giả đoạt giải Nhất nhận giải thưởng tại hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI, ngày 21/12/2022.

Các tác giả đoạt giải Nhất nhận giải thưởng tại hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI, ngày 21/12/2022.

Ông Nguyễn Văn Vỵ, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, cho biết: Hội thi Sáng tạo kỹ thuật của tỉnh lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2000, với mục đích đẩy mạnh, lan tỏa phong trào lao động, sáng tạo của quần chúng nhân dân, tạo ra bước phát triển mới về khoa học và công nghệ, ứng dụng hiệu quả trong sản xuất và đời sống xã hội.

Đến nay, Hội thi đã được tổ chức 11 lần. Mới đây, hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên lần thứ XI năm 2021-2022 nhận được 59 hồ sơ dự thi từ các hội, đoàn thể, doanh nghiệp, trường đại học. Thông qua kết quả thẩm định, đánh giá, Ban Giám khảo đã xét và quyết định trao thưởng 2 giải Nhất; 4 giải Nhì; 9 giải Ba và 12 giải Khuyến khích (với tổng số tiền thưởng 250 triệu đồng).

Phần lớn các giải pháp, đề tài đoạt giải cao tại Hội thi đều được ứng dụng vào sản suất, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ. Chẳng hạn như: Đề tài “Xử lý bột kẽm Ôxit lò đúc bằng lò ống quay tại Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên” của tác giả Đỗ Quốc Hương và các cộng sự thuộc Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên (VIMICO) đạt giải Nhất. Giải pháp giúp tận thu, tránh thất thoát tài nguyên khoáng sản trong điều kiện tài nguyên dần cạn kiệt. Hiệu quả mang lại là khả năng liên doanh, liên kết cao và triển khai ứng dụng rộng rãi với các đơn vị có điều kiện tương tự, giá trị làm lợi của giải pháp là hơn 4 tỷ đồng.

Hay giải pháp “Thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống đường ống khí cốc nhánh số 2 cấp cho vùng 1 và 2 phía cửa ra phôi; cải tạo đoạn số 1 và di chuyển van Dy150 về đầu nhánh số 1” của nhóm tác giả Nguyễn Đức Hùng thuộc Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đoạt giải Nhất.

Giải pháp này đã mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao khi đảm bảo lưu lượng khí cốc cấp cho các mỏ đốt, cấp cho vùng 1, vùng 2 luôn được tối đa, chủ động được thời gian thông tắc đường ống và lắp đặt dự phòng thay thế. Giải pháp giảm phát thải khí CO2 và giảm phát thải khí nhà kính, giá trị làm lợi lên đến 5 tỷ đồng.

Anh Đỗ Quốc Hương, một trong những tác giả trong nhóm tác giả đề tài “Xử lý bột kẽm Ôxit lò đúc bằng lò ống quay tại Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên”, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được giải thưởng của hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh. Đây là một trong những giải thưởng về khoa học và công nghệ uy tín. Giải thưởng cũng là nguồn động lực để cán bộ, công nhân viên chức, người lao động như chúng tôi tiếp tục cống hiến, mày mò, nghiên cứu ra nhiều sản phẩm, thiết bị phục vụ nâng cao hiệu suất lao động”.

Ông Nguyễn Văn Vỵ cho biết thêm: Nhằm phát huy kết quả đã đạt được của Hội thi trong những năm qua và đưa phong trào sáng tạo khoa học công nghệ ngày càng đi vào chiều sâu, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh sẽ chủ động phối hợp với cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị tăng cường tuyên truyền và đẩy mạnh phong trào sáng tạo kỹ thuật ở tất cả các lĩnh vực; thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng Hội thi, đảm bảo các tiêu chí: Tính mới, tính sáng tạo, tính hiệu quả và khả năng áp dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống xã hội.

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/khoa-hoc-cong-nghe/202302/lan-toa-phong-trao-sang-tao-ky-thuat-1f16191/