Làng cá chép đỏ sẵn sàng cho ngày tiễn Táo quân về trời

Thời điểm này, làng cá chép Thủy Trầm, tỉnh Phú Thọ, đã sẵn sàng cho ngày ông Công ông Táo, tuy nhiên so với năm ngoái, giá cá chép Thủy Trầm bán ra 60.000 đồng/kg, giảm khoảng 30.000 đồng/kg

Cá chép đỏ làng Thủy Trầm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cá chép đỏ làng Thủy Trầm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thời điểm này, ở làng Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, đã nhộn nhịp, đông vui hẳn lên so với những ngày thường khác.

Mặc dù năm nay, cá chép Thủy Trầm có phần lặng hơn so với mọi năm do có thể nhiều hộ gia đình nuôi hơn dẫn đến giá cũng thấp hơn so với mọi năm, dẫn đến nhiều người nuôi ở Thủy Trầm cảm thấy lo lắng.

Ông Trần Văn Cân, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, cho hay so với mặt bằng chung, cá chép cúng ông công ông táo năm nay không bằng năm ngoái, thời điểm này năm ngoái xe ôtô đến lấy nhiều nhưng đến thời điểm nay, mới thấy vài ba xe đến lấy làng.

Giá hiện tại bán ra 60.000 đồng/kg, so với 2019 thì giá năm nay giảm khoảng 30.000 đồng/kg.

Ông Hà Công Vụ, trưởng khu 3, làng Thủy Trầm, cho hay để chuẩn bị lượng cá lớn phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết ông Công, ông Táo, ngay từ đầu năm, người dân trong xã phải chuẩn bị ao, ươm cá giống.

Tuy nhiên, năm nay do nhu cầu của thị trường, nhiều người trong xã cũng đồng loạt nuôi cá. Không chỉ vậy, nhiều địa phương khác ở các tỉnh cũng có nhu cần nuôi nên giá cả đã giảm đáng kể so với mọi năm.

Ông Bùi Văn Chữ, Trưởng làng nghề sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm, cho biết năm nay tại thời điểm này so với năm ngoái, thị trường chưa được nhộn nhịp, đồng thời giá giảm khoảng 10.000-20.000/kg.

“Cá chép Thủy Trầm là giống cá chép đỏ và đẹp nhất vùng này, nên thương lái khắp nơi, từ Lào Cai, Yên Bái ở mạn ngược tới Nam Định, Thái Bình miền xuôi cũng đều tìm đến đây để thu mua. Hàng năm, cứ đến khoảng 20-21 (âm lịch) là làng Thủy Trần lại nhộn nhịp hẳn lên, xe tải vào ra tấp nập để chở cá, nhưng năm nay lượng mua giảm hơn năm ngoái, một phần có thể do người nuôi ở Thủy Trầm tăng hơn, mặt khác có thể nhiều người cá chép đỏ ở các tỉnh cũng nuôi thành công nên giá cũng có thể giảm hơn so với mọi năm…” ông Bùi Văn Chữ cho biết thêm.

Làng Thủy Trầm chủ yếu là sản xuất cá giống và cá thịt, nuôi xen với chép đỏ, cuối năm sau khi đã thu hoạch hết các loại các giống, cá thịt thì còn lại nguyên cá chép đỏ để phục vụ cho ngày đưa Táo Quân về trời.

Hầu hết người dân nơi đây nuôi xen ghép chép đỏ là để có thêm thu nhập, đáp ứng việc mua sắm hàng Tết. Hiện nay, bình quân mỗi hộ có từ 1 đến 2 ao nuôi thả cá, thu nhập khoảng từ 5-10 triệu/hộ từ cá chép đỏ.

Năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã công nhận Làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm và đầu tư cơ sở vật chất để phát triển làng nghề. Tháng 12/2017, Cục Sở hữu trí tuệ đã công nhận thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm và bảo vệ thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm trên phạm vi toàn quốc.

Hiện nay cả làng Thủy Trầm có trên 30 ha nuôi cá chép đỏ với 670 hộ dân; trong đó 353 hộ trực tiếp sản xuất, kinh doanh cá; sử dụng trên 1.250 lao động tại chỗ.

Theo ông Chữ, trước đây, nguồn cá giống chỉ trông chờ ngoài tự nhiên, cứ đến mùa mưa, dân làng lại ra dọc bờ sông Hồng vớt bột cá. Ở tự nhiên, cái giống cá này chỉ sau những cơn mưa rào cá mới vào bờ vật đẻ.

Nắm được đặc tính này, người dân Thủy Trầm đã xây bể, lắp máy bơm, “thay trời làm mưa,” tiêm thuốc kích thích thúc cá đẻ vào bất cứ giờ nào mình muốn. Sau khi cá đẻ và cho trứng bám vào rễ bèo, người ta phải vớt trứng lên ngay, tránh việc cá bố mẹ “xơi.”

Sau khi ương trứng nở, giai đoạn này gọi là cá bột. Chăm cá bột giống phải nấu cháo loãng cho cá ăn. Khi cá lớn hơn một chút khoảng bằng cái tăm, người ta gọi là cá hương, lúc này thức ăn và cách chăm sóc lại khác đi một chút và khi cá lớn vài phân trở thành cá giống và được bán cho các hộ.

Cá chép đỏ Thủy Trầm đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Năm 2011, tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm, đồng thời tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước.

Người dân làng Thủy Trầm mong sớm được đầu tư xây dựng đường giao thông qua địa bàn để người dân làng nghề thuận lợi hơn trong vận chuyển cá chép đỏ đi khắp mọi miền đất nước./.

Vào những ngày cận Tết, người dân làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm (Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) lại tất bật thu hoạch cá. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Làng Thủy Tầm (Phú Thọ) được xem là làng nuôi cá chép đỏ truyền thống, lâu đời và lớn nhất miền Bắc. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Càng đến gần ngày 23 tháng Chạp, hàng trăm hộ dân ở làng Thủy Trầm lại tất bật xuống rút nước ở ao để thu hoạch cá. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Anh Nguyễn Huy Luận, chủ một hộ nuôi cá chép đỏ tại đây cho biết, việc nuôi cá năm nay rất thuận lợi, thời tiết ủng hộ nhưng dễ bị mất giá do loài này dễ nuôi, nguồn cung ứng ra thị trường nhiều. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giá cá mua tại ao giảm mạnh, chỉ còn 50 - 60 ngàn đồng/kg trong khi những năm trước, giá sản phẩm là 70 ngàn đồng/kg, có lúc lên đến 120 ngàn đồng/kg. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cá chép đỏ Thủy Trầm được người dân gây giống, chăm sóc từ khoảng tháng 6 hàng năm cho đến tháng Chạp. Tiêu chuẩn của một con cá đẹp là mình đỏ đẹp, mắt đen và có mỡ cá... (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cá ở Thủy Trầm chủ yếu được phân phối đi Tuyên Quang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Yên Bái... (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nghề nuôi cá chép đỏ ở làng Thủy Trầm có từ lâu, từ những năm 1960, xuất phát từ những xã viên hợp tác xã đi vớt trứng cá ngoài sông, khi trứng nở họ đã chọn lọc những con cá đỏ nhất, cho sinh sản qua nhiều thế hệ. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo người dân ở đây cho biết, diện tích nuôi cá của làng là 30 ha với hàng trăm hộ dân. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Mỗi đợt cung ứng ra thị trường khoảng 50 tấn cá. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thông thường cá giống sẽ được tiến hành nuôi từ hồi giữa năm, người nuôi cá chăm sóc sao cho đến khi cá thu hoạch có kích cỡ khoảng 3 ngón tay là đủ tiêu chuẩn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nghề nuôi cá phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng trăm các hộ gia đình trong làng Thủy Trầm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Sau khi được đưa ra khỏi ao, cá chép đỏ sẽ được phân thành 2 loại, là 40 con/kg và loại 50 - 60 con/kg. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Năm 2011, tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm và đầu tư cơ sở vật chất phát triển làng nghề. (Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

Tạ Văn Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Vào những ngày cận Tết, người dân làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm (Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) lại tất bật thu hoạch cá. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Làng Thủy Tầm (Phú Thọ) được xem là làng nuôi cá chép đỏ truyền thống, lâu đời và lớn nhất miền Bắc. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Càng đến gần ngày 23 tháng Chạp, hàng trăm hộ dân ở làng Thủy Trầm lại tất bật xuống rút nước ở ao để thu hoạch cá. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Anh Nguyễn Huy Luận, chủ một hộ nuôi cá chép đỏ tại đây cho biết, việc nuôi cá năm nay rất thuận lợi, thời tiết ủng hộ nhưng dễ bị mất giá do loài này dễ nuôi, nguồn cung ứng ra thị trường nhiều. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giá cá mua tại ao giảm mạnh, chỉ còn 50 - 60 ngàn đồng/kg trong khi những năm trước, giá sản phẩm là 70 ngàn đồng/kg, có lúc lên đến 120 ngàn đồng/kg. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cá chép đỏ Thủy Trầm được người dân gây giống, chăm sóc từ khoảng tháng 6 hàng năm cho đến tháng Chạp. Tiêu chuẩn của một con cá đẹp là mình đỏ đẹp, mắt đen và có mỡ cá... (Ảnh: PV/Vietnam+)

Cá ở Thủy Trầm chủ yếu được phân phối đi Tuyên Quang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Yên Bái... (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nghề nuôi cá chép đỏ ở làng Thủy Trầm có từ lâu, từ những năm 1960, xuất phát từ những xã viên hợp tác xã đi vớt trứng cá ngoài sông, khi trứng nở họ đã chọn lọc những con cá đỏ nhất, cho sinh sản qua nhiều thế hệ. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo người dân ở đây cho biết, diện tích nuôi cá của làng là 30 ha với hàng trăm hộ dân. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Mỗi đợt cung ứng ra thị trường khoảng 50 tấn cá. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thông thường cá giống sẽ được tiến hành nuôi từ hồi giữa năm, người nuôi cá chăm sóc sao cho đến khi cá thu hoạch có kích cỡ khoảng 3 ngón tay là đủ tiêu chuẩn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nghề nuôi cá phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng trăm các hộ gia đình trong làng Thủy Trầm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Sau khi được đưa ra khỏi ao, cá chép đỏ sẽ được phân thành 2 loại, là 40 con/kg và loại 50 - 60 con/kg. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Năm 2011, tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm và đầu tư cơ sở vật chất phát triển làng nghề. (Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

(Ảnh: PV/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/lang-ca-chep-do-san-sang-cho-ngay-tien-tao-quan-ve-troi/618783.vnp