Lào Cai: Đánh thức tiềm năng du lịch Bảo yên

Cách thành phố Lào Cai khoảng hơn 70km, huyện miền núi Bảo Yên hội tụ đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh. Đến với Bảo Yên, du khách như lạc vào không gian Tây Bắc thu nhỏ với những nét đẹp văn hóa bản địa lâu đời và cảnh đẹp tự nhiên của vùng núi, của suối, của cảnh sắc thiên nhiên. Có du lịch sinh thái, có du lịch tâm linh, du lịch lễ hội và ẩm thực. Nhờ sự phong phú này, khi du khách đến đây sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị bởi vẻ đẹp rất riêng, chỉ vùng đất này mới có.

Bảo Yên - Mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, vươn mình nhờ lợi thế du lịch tâm linh

Bảo Yên - Mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, vươn mình nhờ lợi thế du lịch tâm linh

Bảo Yên - Mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, vươn mình nhờ lợi thế du lịch tâm linh

Hiện nay, trên địa bàn huyện Bảo Yên có 3 di tích lịch sử cấp Quốc gia gồm: Di tích lịch sử đền Bảo Hà, Di tích lịch sử Chiến thắng Đồn Phố Ràng, Di tích lịch sử đền Phúc Khánh và 7 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trong đó, quần thể di tích di tích đền Bảo Hà là điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều khách du lịch về với Lào Cai.

Đền Bảo Hà có vị trí cửa ngõ của tỉnh và huyện Bảo Yên theo đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong những năm trở lại đây, hoạt động du lịch tâm linh tại Bảo Yên - Lào Cai được đầu tư trùng tu, tôn tạo khang trang, lộng lẫy. Nhờ đó, Bảo Yên hàng năm đã thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, chiêm bái. Đền Bảo Hà có vị trí cửa ngõ của tỉnh và huyện Bảo Yên theo đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Đây là cơ sở quan trọng để Lào Cai xác định hình thành chuỗi du lịch tâm linh của tỉnh, trong đó trọng tâm là đền Bảo Hà. Đền Bảo Hà là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng không chỉ ở Lào Cai mà trong phạm vi cả nước.

Đền Bảo Hà là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng không chỉ ở Lào Cai mà trong phạm vi cả nước

Kết nối giữa du lịch tâm linh vùng Bảo Hà với vùng du lịch sinh thái cộng đồng Nghĩa Đô

Huyện Bảo Yên còn có hệ thống các điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách. Sau khi tham quan đền Bảo Hà, du khách có thể dừng chân khám phá tại làng du lịch cộng đồng Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai).

Xã Nghĩa Đô nơi có đa số đồng bào Tày sinh sống

Cách trung tâm huyện Bảo Yên( Lào Cai) gần 30km, xã Nghĩa Đô nơi có đa số đồng bào Tày sinh sống. Nghĩa Đô không chỉ là nơi lưu dấu lịch sử, tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Nghĩa Đô là vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái, du lịch nhân văn phong phú và đa dạng

Nghĩa Đô là vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái, du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, nổi bật là bản làng của người Tày với kiến trúc nhà sàn cổ độc đáo, khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình với những dòng suối, thác nước, cánh đồng thẳng cánh cò bay, núi non trùng điệp.

Với phương châm lấy văn hóa bản sắc làm nền tảng phát triển du lịch bền vững, Nghĩa Đô – một xã vùng cao của huyện Bảo Yên (Lào Cai) hứa hẹn sẽ trở thành cái tên ấn tượng trên bản đồ các địa danh du lịch nổi bật của Việt Nam.

Ngày 9/9/2021, UBND tỉnh Lào Cai ban hành quyết định số 3281/QĐ-UBND quyết định công nhận xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên là điểm du lịch

Ngày 9/9/2021, UBND tỉnh Lào Cai ban hành quyết định số 3281/QĐ-UBND quyết định công nhận xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên là điểm du lịch. Theo quyết định, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên và giám đốc các Sở: Văn hóa,Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và đầu tư; Giao thông, Vận tải- Xây dựng; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý điểm du lịch.

Cụm Homestay Nghĩa Đô đã vinh dự là một trong hai điểm du lịch cộng đồng của Việt Nam đạt giải thưởng Homestay ASEAN

Được công nhận là điểm du lịch sẽ là cơ hội để Nghĩa Đô bảo tồn và phát huy được những tiềm năng sẵn có, du lịch được đầu tư, nâng cấp và thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.

Đến Nghĩa Đô mùa này du khách sẽ được "check in" trên những cánh đồng lúa xanh miên man, thơ mộng

Cụm Homestay Nghĩa Đô đã vinh dự là một trong hai điểm du lịch cộng đồng của Việt Nam đạt giải thưởng Homestay ASEAN, đây là dấu ấn đặc biệt quan trọng cho sự khởi đầu tốt đẹp trong lộ trình xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch cộng đồng ở Nghĩa Đô. Huyện Bảo Yên kỳ vọng và tin tưởng trong tương không xa Nghĩa Đô sẽ trở thành nơi bảo tồn, lưu giữ hệ sinh thái văn hóa dân tộc Tày Tây Bắc, trở thành một vùng quê “đáng sống”, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Lào Cai, của khu vực Tây Bắc và cả nước.

Nghĩa Đô, Bảo Yên ( Lào Cai) một điểm đến du lịch cộng đồng đặc sắc của người Tày mà du khách đến với du lịch Lào Cai không thể bỏ qua

Với lịch sử cư trú lâu đời, cộng đồng dân tộc Tày ở Nghĩa Đô đã hình thành nên một không gian văn hóa đa dạng và phong phú, là tài sản vô giá. Điển hình là hơn 1000 nếp nhà sàn, nơi sinh hoạt, cư trú của nhiều thế hệ hộ gia đình đồng bào dân tộc tày, với kiến trúc gần như còn nguyên vẹn được trao truyền hàng trăm năm lịch sử. Nhà sàn của người Tày ở Nghĩa Đô có nhiều sự khác biệt và nổi trội, trước hết ở số lượng trong cộng đồng dân cư nhà sàn chiếm trên 93%, các ngôi nhà sàn ở Nghĩa Đô đều được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả về kiến trúc và cảnh quan.

Du khách được trải nghiệm với các trò chơi đi cà kheo

Nơi đây cũng là vùng đất có nền văn hóa phong phú, tạo nên những nét văn hóa, tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và là một điểm đến du lịch cộng đồng không thể bỏ qua khi đến với du lịch Lào Cai.

Với phương châm “du lịch xanh thân thiện với môi trường”, đồng bào dân tộc Tày đã cùng chính quyền xã Nghĩa Đô đồng lòng xây dựng hình ảnh một Nghĩa Đô với nét văn hóa rừng cọ, đồi chè, những nếp nhà sàn và các nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát làm say lòng du khách. Một Nghĩa Đô xanh, sạch, đẹp với nhiều hoạt động ý nghĩa như: “Mỗi người dân trồng một cây cọ” để bảo tồn cây cọ địa phương; “Ngày thứ Bảy xanh” thu gom rác thải, làm sạch dòng các dòng suối, trồng hoa ven đường... Bên cạnh đó là xây dựng các điểm du lịch văn hóa gắn với truyền thống lịch sử (Di tích Đồn Nghĩa Đô với lịch sử chiến thắng Nghĩa Đô), kết nối tuyến du lịch tâm linh đền Bảo Hà - đền Phúc Khánh - đền Nghĩa Đô.

Du khách được trải nghiệm với trò chơi bắn nỏ

Về Nghĩa Đô, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn chế biến từ những sản vật có sẵn dưới suối, trên rừng, tức là những nguyên liệu mà người Tày tự tay kiếm được, tự tay chế biến và thực tâm đãi khách.

Sau mỗi hành trình khám phá vùng đất, du khách sẽ được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống đặc sắc được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có của người dân

Ẩm thực của đồng bào dân tộc Tày Nghĩa Đô còn hấp dẫn du khác bởi sự độc đáo trong sự hòa trộn của nhiều loại gia vị đậm chất Tây Bắc đã làm nên những món ăn để du khách đã thưởng thức thì ko thể quên được mùi vị độc đáo ấy như: cá gói lá dong vùi tro bếp, thịt vịt bầu lam ống nứa, nộm rau rừng, canh thịt gà nấu kiệu…

Du khách được trải nghiệm bắt cá

Ngoài ra du khách được trải nghiệm với các trò chơi dân giã như: đi cà kheo, bắn nỏ, bắt cá, gặt lúa và vui múa hát cùng bà con dân tộc tày nơi đây.

Với nét văn hóa rừng cọ, đồi chè, những nếp nhà sàn du lịch sinh thái Nghĩa Đô làm say lòng du khách..

Trong vốn văn hóa lâu đời của người Tày Nghĩa Đô (Bảo Yên), thì văn hóa ẩm thực vốn là một ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách mỗi khi đến thăm.

Nhìn từ trên cao, Nghĩa Đô hiện lên đẹp như bức tranh thủy mặc

Nghĩa Đô hôm nay không chỉ là địa phương quảng bá hiệu quả đất và người, Nghĩa Đô còn từng bước vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới nâng cao và phát triển du lịch cộng đồng.

Khung cảnh nhìn từ một căn nhà sàn truyền thống của người Tày

Huyện Bảo Yên: Đưa du lịch thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Xác định du lịch là một trong các thế mạnh đặc biệt để phát triển kinh tế, những năm qua các cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Yên và xã Nghĩa Đô đã tập trung mọi nguồn lực, phát huy tối đa nội lực tại chỗ, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, di sản, khai thác hiệu quả những tiềm năng du lịch sẵn có...nhằm từng bước biến những di sản văn hóa thành tài sản, tài nguyên du lịch vô giá...

Huyện Bảo Yên luôn xác định phát triển du lịch là một những là một những nhiệm vụ trọng tâm

Đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, thời gian qua, huyện đã tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó sử dụng hiệu quả nguồn lực để quy hoạch, xây dựng khu đô thị Bảo Hà trở thành đô thị cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng để phát triển du lịch văn hóa tâm linh Bảo Hà trở thành trung tâm văn hóa du lịch tâm linh của khu vực Tây Bắc và cả nước. Xây dựng đền Bảo Hà thành điểm nhấn trung tâm du lịch tâm linh của địa phương, nằm trong trục du lịch tâm linh trọng điểm của huyện Bảo Yên, cùng các di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng như Di tích Phố Ràng, đền Phúc Khánh, đền Cô Tân An.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên

Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Bảo Yên. Lấy xã Nghĩa Đô làm trung tâm, xây dựng Nghĩa Đô trở thành trung tâm bảo tồn văn hóa dân tộc Tày vùng sông Chảy… tạo trục kết nối giữa du lịch tâm linh vùng Bảo Hà với vùng du lịch sinh thái cộng đồng Nghĩa Đô.

Đến Nghĩa Đô mùa này du khách sẽ được "check in" trên những cánh đồng lúa xanh miên man, thơ mộng

Huyện Bảo Yên luôn xác định phát triển du lịch là một những là một những nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể huyện Bảo Yên đã có một Đề án riêng (Đề án phát triển du lịch cộng đồng Nghĩa Đô) nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư, chủ động quy hoạch chung xây dựng xã Nghĩa đô với tổng diện tích gần 4.000 ha, trong đó Khu vực bảo tồn có diện tích 816 ha; Khu vực phát triển thương mại, dịch vụ du lịch có diện tích trên 360 ha; Khu vực phát triển nông, lâm nghiệp và phát triển dân cư mật độ thấp có diện tích trên 2.600 ha, đây cũng chính là cơ sở để thực hiện đầu tư, kêu gọi đầu tư để thực hiện đề án.

Hy vọng, Bảo Yên ngày càng phát huy lợi thế, phát triển du lịch tâm linh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Mộc Miên

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/lao-cai-danh-thuc-tiem-nang-du-lich-bao-yen-a19201.html