Lão nông say mê kể chuyện Bác Hồ bằng hình ảnh

Tính tình mộc mạc, chất phác, cụ ông Trần Văn Cao, 89 tuổi ở thôn 2, xóm Đường (xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) luôn chứa chan một tình cảm vô cùng đặc biệt với vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tấm lòng của người cựu chiến binh

Gần đến ngày Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngôi nhà của ông Cao lại tấp nập hơn thường lệ. Mấy năm nay, mỗi khi có dịp lễ quan trọng, người dân quanh xóm lại thấy từng đoàn người là những cựu chiến binh, người dân ở nhiều địa phương, các đoàn thể... lại tìm về thăm và chiêm ngưỡng bộ sưu tập được ông Trần Văn Cao nâng niu và quý trọng - đó là bộ sưu tập ảnh Bác Hồ.

Ông Trần Văn Cao say mê kể chuyện Bác Hồ bằng hình ảnh.

Trong mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một Vị cha già của dân tộc, Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, Người bạn thân thiết của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Mỗi người thể hiện tình cảm của mình dành cho Bác mỗi cách khác nhau, nhưng đối với ông Trần Văn Cao, sưu tầm từng bức ảnh của Bác là niềm đam mê bất tận.

Dẫn chúng tôi lên tham quan Phòng lưu niệm Bác Hồ trên tầng 3, ông Cao kể, thời trẻ, ông anh dũng chiến đấu, cống hiến hết mình vì Tổ quốc. Khi về già, ông chưa bao giờ có ý định nghỉ ngơi, mà tiếp tục sống cống hiến vì một mục tiêu khác của đời mình.

Ông Trần Văn Cao giới thiệu với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống bộ sưu tập ảnh Bác Hồ.

Ông Trần Văn Cao giới thiệu với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống bộ sưu tập ảnh Bác Hồ.

Sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, từ năm 1972 - 1975, cả 6 anh chị em trong gia đình ông Cao đều xung phong ra trận. Người thì xung phong làm y tá phục vụ hỏa tuyến cầu Hàm Rồng, người làm thợ cơ khí ở bến xe lửa Gia Lâm phục vụ nơi tiền tuyến; người lại trực chiến đồi Xuân Mai bắn rơi máy bay... Còn ông, vốn là cán bộ của Bộ Thủy Lợi, năm 1964, được cử đi làm nhiệm vụ giúp đỡ kỹ thuật cho nhân dân vùng giải phóng nước bạn Lào. Ông có hơn 20 năm công tác tại Bộ Thủy lợi, trong đó làm việc ở Lào 7 năm và về hưu từ năm 1987.

Với những đóng góp quan trọng đó, gia đình ông đã vinh dự được tặng Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng. Bản thân ông được tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Lào, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Bằng khen của Bộ Thủy lợi và Bằng khen của UBND tỉnh Hà Sơn Bình.

Với những đóng góp quan trọng đó, gia đình ông đã vinh dự được tặng Bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng. Bản thân ông được tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Lào, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Bằng khen của Bộ Thủy lợi và Bằng khen của UBND tỉnh Hà Sơn Bình.

Ông Cao cho biết, ngày đó, phần thưởng kèm theo những tấm huân, huy chương và bằng khen không phải là tiền của hay gấm vóc, lụa là mà chính là những tấm ảnh Bác Hồ. Nhưng với gia đình ông, đó là tài sản vô giá, luôn được nâng niu và gìn giữ qua nhiều thế hệ, được đóng khung và treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà.

Ông Cao cho biết, ngày đó, phần thưởng kèm theo những tấm huân, huy chương và bằng khen không phải là tiền của hay gấm vóc, lụa là mà chính là những tấm ảnh Bác Hồ. Nhưng với gia đình ông, đó là tài sản vô giá, luôn được nâng niu và gìn giữ qua nhiều thế hệ, được đóng khung và treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà.

Cũng từ đó, ông luôn nghĩ về Bác, dành tình thương yêu và lòng tôn kính đặc biệt đối với Người. Thói quen tìm hiểu, lắng nghe và sưu tầm tư liệu về Bác Hồ "ngấm" vào ông từ lúc nào không hay. Hễ trên đài, ti vi có bài nói về Bác, ông chăm chú nghe không sót một từ. Thấy một tờ báo nào đăng ảnh Bác, ông quyết tìm đọc và xin cắt ảnh về treo.

Sưu tầm từ nhiều nguồn nên bộ sưu tập hàng trăm bức ảnh về Bác của ông Cao rất phong phú, không có sự trùng lặp. Mỗi bức ảnh là một góc nhìn mang nhiều ý nghĩa về cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ lúc Người lên tàu ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi về nước trực tiếp chỉ đạo kháng chiến.

Đó còn là những bức ảnh vô cùng giản dị, gần gũi của Bác như bức Bác cùng hành quân với bộ đội, Bác với các cháu thiếu niên nhi đồng, Bác tham gia tăng gia sản xuất, ra đồng cày ruộng, tát nước với bà con nông dân…

Mỗi bức ảnh sưu tầm, ông Trần Văn Cao đều tìm hiểu rõ nội dung, thời gian, hoạt động của Bác trong bức ảnh, để mỗi khi có người đến tham quan, nhất là các cháu học sinh, con cháu trong gia đình, họ hàng ông lại say sưa giới thiệu, thuyết minh từng bức ảnh như một hướng dẫn viên bảo tàng.

Phòng lưu niệm Bác Hồ của ông Trần Văn Cao (thôn 2, xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội)

Phòng lưu niệm Bác Hồ của ông Trần Văn Cao (thôn 2, xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội)

Muốn thế hệ trẻ hôm nay thêm hiểu, thêm yêu quý Bác Hồ

Hơn 30 năm vừa làm ruộng, vừa làm thơ, viết văn và dày công sưu tập ảnh Bác Hồ, đến nay, khi đã ở tuổi "xưa nay hiếm", lão nông Trần Văn Cao đã hoàn thành tâm nguyện của mình: Xây dựng được Phòng lưu niệm Bác Hồ, viết xong sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam.

Bên cạnh sưu tầm ảnh Bác Hồ, ông Trần Văn Cao còn làm rất nhiều bài thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam.

Những bài thơ của ông Trần Văn Cao.

Những bài thơ của ông Trần Văn Cao.

Ông Cao kể, vào cuối năm 2019, sau khi bàn bạc với gia đình, ông Cao quyết định mở Phòng lưu niệm Bác Hồ trên tầng 3 với diện tích 20m2. Phòng lưu niệm ra đời nhận được sự khích lệ của người dân địa phương, ông Cao quyết tâm mở rộng phòng, tích cực sưu tầm thêm ảnh. Năm 2022, ông Cao sử dụng 40 triệu đồng tiền lương hưu tích góp trong nhiều năm để mở rộng Phòng lưu niệm lên 50m2, đặc biệt số lượng ảnh về Bác Hồ mà ông sưu tầm được đến nay lên đến hơn 800 bức ảnh.

Dù còn gặp nhiều khó khăn, người cựu chiến binh vẫn luôn cần mẫn tìm kiếm, lưu giữ những hình ảnh về Bác Hồ.

Dù còn gặp nhiều khó khăn, người cựu chiến binh vẫn luôn cần mẫn tìm kiếm, lưu giữ những hình ảnh về Bác Hồ.

Mỗi lần ngắm lại bộ sưu tập một tay dày công sưu tập, ông Cao lại tự hào: "Tôi quyết định sưu tầm tư liệu ảnh và bài viết về Bác để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về cuộc đời, những cống hiến và hy sinh to lớn của Người. Từ đó noi gương, học tập tấm gương vị Lãnh tụ vĩ đại suốt đời vì nước, vì dân".

Không chỉ sưu tập ảnh, trưng bày tại phòng lưu niệm Bác Hồ, sáng tác sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam, lão nông Trần Văn Cao còn sáng tác nhiều tác phẩm hội họa về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và những địa danh liên quan đến Bác Hồ như: núi Các Mác, suối Lê Nin, quê Bác, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Dù sức khỏe không còn được như xưa, nhưng ông Cao vẫn mong muốn được tiếp tục đi nói chuyện, tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại những buổi sinh hoạt của các đoàn thể chính trị của các thôn, xã.

Dù bước sang tuổi "xưa nay hiếm", nhưng người cựu chiến binh Trần Văn Cao vẫn đau đáu một ước mong rằng con cháu sẽ tiếp tục thay ông trông nom ban thờ và Phòng lưu niệm Bác Hồ.

Ông Cao mong muốn những thế hệ sau sẽ tiếp tục công việc của ông, lan tỏa hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Ông Cao mong muốn những thế hệ sau sẽ tiếp tục công việc của ông, lan tỏa hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Lãnh đạo UBND xã Đại Yên cho biết, việc làm của ông Trần Văn Cao rất đặc biệt và ý nghĩa. Phòng lưu niệm Bác Hồ của ông Cao là một địa chỉ hữu ích cho công tác giáo dục, tuyên truyền về tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc ta tới thế hệ trẻ ở xã Đại Yên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/lao-nong-say-me-ke-chuyen-bac-ho-bang-hinh-anh-169240516163023826.htm