Liên tục cho J-10 áp sát đảo Đài Loan, Trung Quốc toan tính gì?

Việc Trung Quốc cho tiêm kích quốc bảo J-10 liên tục áp sát đảo Đài Loan nhằm gửi thông điệp rắn về việc Bắc Kinh sẽ thu hồi vùng đất này, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi.

Với những tính năng vượt trội S-400 được đánh giá là một trong những vũ khí phòng không hàng đầu thế giới.Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết, một tiêm kích J-10 của không quân Trung Quốc (PLAAF) trưa 21/6/2020 bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hòn đảo.

Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã triển khai một trinh sát cơ phản lực để xua đuổi và chiếc J-10 sau đó rời đi.

Đây là lần thứ 5 tiêm kích, máy bay quân sự Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan trong tuần qua, cũng là lần thứ 7 kể từ đầu tháng 6.

Một số tiêm kích Su-30 của PLAAF tiếp cận Đài Loan hôm 9/6, ba ngày sau vận tải cơ Y-8 xâm nhập ADIZ của hòn đảo.

Tiêm kích J-10 áp sát Đài Loan hôm 16, 17 và 19/6, chỉ rời đi sau khi nhận cảnh báo qua vô tuyến.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về những hoạt động này.

Bắc Kinh chưa nêu lý do tăng cường hoạt động quân sự quanh đảo Đài Loan gần đây.

Giới chức Trung Quốc thường tuyên bố đây là hoạt động huấn luyện quân sự thường lệ và thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

Trung Quốc luôn coi đảo Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết, đe dọa hòn đảo phải "trả giá đắt" nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai.

Các chuyến bay áp sát đảo Đài Loan dường như là phản ứng của Bắc Kinh sau khi Washington cho vận tải cơ bay qua rìa phía tây hòn đảo, đồng thời răn đe vụ Đài Bắc phóng hai tên lửa hôm 11/6.

Vụ thử tên lửa nằm trong chương trình phát triển vũ khí tăng năng lực phòng thủ của đảo Đài Loan trước đại lục. Tuy vậy dường như Bắc Kinh vẫn cương quyết cho rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời của quốc gia này, và việc thu hồi chỉ là vấn đề thời gian.

Máy bay J-10 (J-10 Thành Đô) là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc nhằm phát triển tiêm kích thế hệ 4 nhằm đối trọng với các máy bay F-15C Eagle và F-16 Falcon của Mỹ, máy bay Su 27 Flanker và MiG 29 Fulcrum của Liên Xô và sau này là Nga.

Lúc đầu, ý tưởng của nhà thiết kế là tạo ra một tiêm kích thuần túy nhằm mục tiêu chiếm ưu thế trên không, khi việc phát triển J-10 bắt đầu từ năm 1988, nhằm đối đầu trực tiếp với Su-27 và MiG 29. Nhưng tới năm 1991, sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến dự án có thay đổi.

J-10 được định hướng để trở thành một chiến đấu cơ đa nhiệm, bù đắp cho phi đội của PLAAF, vốn đang gia tăng số lượng các biến thể của dòng Su-27 Flanker, có xuất xứ từ Nga, quốc gia đối trọng với Trung Quốc lúc đó đang rất cần tiền.

Hiện có khoảng 350 chiếc J-10 với các phiên bản đang phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Họ vẫn đang tiếp tục phát triển thêm biến thể J-10C, đây là biến thể với nhiều thay đổi và được xếp vào dòng tiêm kích thế hệ 4,5.

Theo Việt Hùng/ANTĐ

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/lien-tuc-cho-j-10-ap-sat-dao-dai-loan-trung-quoc-toan-tinh-gi-1400407.html