Liên Xô đã giúp xe Ford thoát khủng hoảng thế nào?

Ông ta là người khiến cho dân Mỹ biết đi xe hơi. Đã có lần Liên Xô giúp ông ta thoát khỏi khủng hoảng.

Ảnh: Topical Press Agency / Getty Images

Không thể tưởng tượng được cuộc sống hiện đại ngày nay mà lại không có xe hơi. Xăng và khí ga, bãi đỗ xe, bằng lái xe, tiền phạt, xưởng sửa chữa, rồi ghế ngồi cho trẻ em - tất cả những thứ đó đã được hình thành nên dưới ảnh hưởng của cha đẻ - người sáng lập huyền thoại của ngành công nghiệp ô tô Henry Ford.

Những câu nói của ông hiện được lưu trong bộ sưu tập "Những câu trích dẫn của những người vĩ đại" bên cạnh những lời của Mao Trạch Đông và Steve Jobs.

Chính ông là người đã biến chiếc xe ô tô - thứ đồ chơi sang trọng của những người giàu trở thành đồ dùng hàng ngày trong mọi gia đình người Mỹ, rồi sau đó là trên toàn thế giới.

Đã có bốn thế hệ của đế chế gia đình dòng họ Ford thay nhau kiểm soát công ty Ford Motor khổng lồ.

Nhờ sự đoàn kết, các thành viên của gia tộc Ford đã duy trì được sức sống của các doanh nghiệp gia đình, bất chấp sự suy giảm chung của ngành chế tạo xe hơi.

Ford Motor hiện đứng thứ 42 trong bảng xếp hạng các thương hiệu xe hơi đắt nhất toàn cầu, và vốn của công ty dao động trong khoảng 47,12 tỷ đô la. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bí quyết thành công của triều đại ô tô nổi tiếng này.

Làngtôi

Có thể nói rằng Henry Ford đã đứng trên vai của những người khổng lồ trong ngành công nghiệp Mỹ như John D. Rockefeller (sản xuất xăng dầu), John Pierpont Morgan (chuyên sản xuất điện) và Andrew Carnegie (cung cấp thép).

Vào cuối thế kỷ XIX, sự hỗn loạn ban đầu của các công ty nhỏ chuyên sản xuất dầu hỏa đã hình thành nên nhà độc quyền vĩ đại và khủng khiếp trong ngành xăng dầu – đó là công ty Standard Oil của Rockefeller.

Cũng tương tự như vậy, trong ngành công nghiệp ô tô, Ford Motor Company sau đó cũng đã trỗi dậy. Tuy nhiên, giữa các công ty này có sự khác biệt cơ bản – trong khi Rockefeller tìm mọi cách để chiếm độc quyền ngành công nghiệp xăng dầu, thì ngược lại, thời kỳ đầu Ford phải vật lộn với các nghiệp đoàn sản xuất xe hơi khác chỉ nhằm mục đích sản xuất xe riêng của công ty mình.

Nhà cách mạng công nghiệp trong tương lai được sinh ra tại một trang trại ở Michigan, trong một gia đình người nhập cư theo đạo Tin Lành Ailen. Thời thơ ấu gắn liền với một vùng quê xa xôi hẻo lánh, cộng với sự giáo dục về tôn giáo đã để lại dấu ấn về trách nhiệm xã hội trong tính cách của nhà doanh nhân.

Sau này, ngoài sự cống hiến hết mình trong công việc, ông luôn yêu cầu những công nhân của mình phải tiết kiệm, phải biết cư xử đúng mực và lo lắng đến gia đình.

Henry sớm thể hiện sự quan tâm đến công nghệ - khi còn là một đứa trẻ, ông rất thích tháo rời đồ chơi ra rồi cố gắng lắp lại theo kiểu của mình.

Cậu Ford trẻ tuổi vốn không được học hành đến nơi đến chốn, cho nên sau này không tránh khỏi những lời châm chọc của những kẻ ác mồm ác miệng, họ bảo: cậu con trai ít học của lão nông dân mà cũng đòi làm ra những sản phẩm mới nhất cơ đấy!

Đối với những lời châm chọc và mỉa mai đó, Ford cũng chỉ nhã nhặn đáp lại: có rất nhiều người có học thức cao đã không ngần ngại sử dụng xe hơi của tôi đấy.

Henry Ford Ảnh: Scherl / Globallookpress.com

Về Detroit, về Detroit thôi!

Henry không thích cuộc sống đều đều ở nông thôn vì thế, trái với ý muốn của cha mình, khi có cơ hội là ông chuyển ngay đến Detroit.

Sau này, tất cả các hoạt động của ông đều liên quan tới thành phố này, còn trụ sở của công ty Ford Motor lại được đặt tại ngoại ô Dearborn – thành phố chuyên sản xuất xe hơi của Mỹ.

Vài năm sau, đứa con trai bất trị trở về ngôi nhà của cha mẹ, nhưng không phải mang theo sự thất vọng, mà là để kết hôn với cô gái mà anh đã yêu thương bấy lâu. Cha mẹ cô - cũng là nông dân, và trước đây họ sẽ không bao giờ chịu gả con gái cho một kẻ không có ruộng vườn, nhà cửa.

Cuối cùng, cặp vợ chồng trẻ cũng chuyển đến Detroit. Ở đó, Henry bắt đầu làm công việc của một kỹ sư trong công ty điện Edison. Và tại đó, anh chàng tự học thêm nghề cơ khí và trở nên hứng thú với ý tưởng tạo ra một chiếc xe tự hành,

Và thế rồi, trong 2 năm 1892-1893, ông đã sáng chế ra chiếc xe hơi đầu tiên, trông giống như chiếc xe ngựa của nông dân.

Chiếc xe được chế tạo gây ra nhiều tiếng ồn, làm cho những con ngựa khiếp sợ, song lại thu hút sự chú ý của mấy kẻ vô công rồi nghề.

"Chỉ cần tôi để chiếc xe ở đâu đó một phút, là ngay lập tức có một kẻ tò mò nào đó leo lên đi thử. Cuối cùng, tôi phải mang theo một sợi dây xích và cột chiếc xe vào cột đèn nếu như muốn rẽ vào đâu đó".Ông đã viết trong cuốn tự truyện “Cuộc đời tôi, những thành công của tôi” như vậy.

Kể từ đó, việc sản xuất ô tô đã trở thành gia nghiệp của cuộc đời Ford và con cháu ông.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cong-nghe/lien-xo-da-giup-xe-ford-thoat-khung-hoang-the-nao-3362984/