Liệu Belarus có thay đổi lệch pha với Nga?

Phương Tây hướng tới 'những anh em cũ của Nga' chủ yếu là muốn làm hại Moscow, chứ không hẳn là muốn tạo một mối quan hệ tốt đẹp hơn...

Belarus đang nhanh chóng cân bằng lại quan hệ với Nga và phương Tây

Reuters ngày 1/6 đưa tin, khi đang có mặt tại Brussels để thúc đẩy sự mở rộng hợp tác với EU, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei cho biết nước này vẫn mong muốn tăng cường thương mại và các mối quan hệ khác với Nga.

Song Belarus cũng muốn đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, trong đó có quan hệ kinh tế với các thị trường khác trên thế giới, đặc biệt là với Liên minh Châu Âu, để cải thiện nền kinh tế.

Hiện 51% giá trị thương mại của Belarus là với Nga và 27% với EU. Tuy nhiên, theo ông Makei thì mục tiêu mà Minsk đề ra là cân bằng 1/3 thương mại với Nga, 1/3 với EU và 1/3 với phần còn lại của thế giới.

Quan hệ Belarus - EU không thể làm giảm ảnh hưởng của "yếu tố Nga" với Belarus

Như vậy, theo lời người đứng đầu ngành ngoại giao Belarus, kế hoạch của Minsk là giảm giá trị kim ngạch thương mại Belarus-Nga từ 51% xuống còn 33%, nghĩa là giảm tới 35%.

Đây là một sự sụt giảm rất mạnh, trong khi Belarus và Nga là đồng minh chiến lược. Điều đó cho thấy Minsk đã chuẩn bị kế hoạch cho những thay đổi lớn trong quan hệ với Moscow.

Trong khi đó, dù là đồng minh chiến lược nhưng đến nay Minsk vẫn không đồng ý để Nga thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Belarus, dù NATO ngày càng tiến sát biên giới nước Nga.

"Tính đến hôm nay ... chúng tôi không cho triển khai các căn cứ quân sự nước ngoài mới trên lãnh thổ Belarus, bởi chúng tôi muốn đóng góp cho an ninh khu vực và không muốn trở thành một kẻ gây rắc rối".

Trước đó quan hệ giữa Belarus với Nga đã gặp nhiều sóng gió, khi Minsk miễn thị thực cho công dân 80 quốc gia, trong đó có những quốc gia thù địch với Nga, khiến giói chính trị Nga đã nhận diện đó là động thái nguy hiểm của Minsk.

Và để ngăn chặn hiểm họa, Nga đã thực hiện việc kiểm soát “biên giới cởi mở" và điều này đã khiến Tổng thống AlexanderLukashenko cáo buộc Moscow là "vi phạm các hiệp ước" được ký kết với Minsk.

Sau khi cuộc Cách mạng Nhung thành công tại Armenia - một đồng minh chiến lược của Nga - tại Belarus cũng có những chuyển động chính trị đặc biệt mà có thể sẽ ảnh hưởng tới quan hệ Nga-Belarus.

Đó là việc ngày 24/4 Tổng thống Lukashenko cho biết sẽ cải cách Hiến pháp để cải thiện đời sống chính trị.

“Hiến pháp sẽ được cải cách. Cuộc sống thay đổi và chúng tôi thay đổi. Tôi có thể trao một số quyền hạn cho các nhánh quyền lực khác" - ông này nói.

Một ngày sau khi Thủ tướng Armenia Serzh Sarksyan từ chức, ông Lukashenko đã yêu cầu Tòa án Hiến pháp Belarus chuẩn bị các khuyến nghị về những thay đổi trong Hiến pháp, mà ở đó có sự chia sẻ quyền lực.

Tổng thống Lukashenko ổn định trên đỉnh cao quyền lực có ảnh hưởng rất lớn bởi "yếu tố Nga"

Ở một khía cạnh khác, nhằm cải thiện quan hệ với EU và giảm sự phụ thuộc của Belarus vào Nga, gần đây Tổng thống Lukashenko đã "chú ý đến các cuộc gọi từ phương Tây để thể hiện sự khoan dung với phe đối lập", theo Reuters.

Minsk đã cho phép biểu tình hạn chế và có lập trường mềm mỏng hơn, như không bắt giữ người biểu tình, nếu vi phạm thì bị buộc tội và phải xuất hiện tại phiên tòa, nộp tiền phạt, nhưng không bị giam giữ.

Ngay lập tức EU đã có phản ứng tích cực bằng việc loại bỏ trừng phạt nhằm vào 170 quan chức Belarus, trong đó có Tổng thống Lukashenk, từng được đưa ra từ năm 2010.

Theo Forbes, sự thay đổi quan trọng của chính quyền Minsk đã đặt nền móng cho những thay đổi trong đời sống chính trị tại Belarus cũng như chính sách đối ngoại của nhà nước Belerus.

Với những chuyển động như vậy, đã có nhiểu luồng dư luận hoài nghi: Phải chăng chính quyền Minsk đang tạo ra sự lệch pha với Moscow bởi tác động mạnh mẽ từ "gió Tây"?

Belarus chưa thể và không thể lệch pha với Nga

Theo giới phân tích, Belarus chưa thể và không thể lệch pha với Nga, dù chính quyền Minsk có nhiều kế hoạch-hành động tạo ra những chuyển động chính trị đặc biệt tại Belarus, từ kinh tế đến chính trị, từ đối nội đến đối ngoại. Tại sao vậy?

Thứ nhất, về lòng dân. Có thể khẳng định, hiện tại người dân Belarus muốn cải cách sau hơn 2 thập kỷ Belarus ổn định đã chuyển thành thành trị trệ, song họ không muốn thay thế chế độ.

Điều đó, một phần là do điều kiện sống hiện tại, một phần do họ đã nhìn quá rõ, hiểu quả rõ về bài học EuroMaidan tại Ukraine, khi "khát vọng Tây tiến" của chính quyền Kiev biến thành nỗi thất vọng cho người dân.

Tổng thống Lukashenko có những cải cách chính trị, nhất là tạo điều kiện để người dân bày tỏ chính kiến làm cho đời sống chính trị tại Belarus cởi mở hơn, từ đó giúp cho sự lệch pha giữa đời sống chính trị và đời sống xã hội đã được thu hẹp.

Bài học của EuroMaidan rất đáng quý cho chính quyền Minsk trong giữ gìn quan hệ với Moscow

Một điều đáng quan tâm nữa là, dù người Nga chỉ chiếm 11,4% trong tổng dân số Belarus, nhưng lại có tới 72% dân số nước này nói tiếng Nga tại gia đình, trong khi tỷ lệ sử dụng tiến Belarus chỉ 11,9%.

Do vậy, những chuyển động chính trị tại Belarus mang nặng "yếu tố Nga", có sự tác động mạnh mẽ bởi "yếu tố Nga". Nghĩa là đời sống chính trị tại Belarus dù có thay đổi thì cũng không thể lệch "chuẩn Nga".

Thứ hai, về nền tảng chế độ chính trị. Có thể nhận diện hơn 1/4 thế kỷ ổn định, nền tảng chế độ chính trị tại Belarus vững vàng hơn rất nhiều so với nền tảng chế độ chính trị tại cả Ukraine và Armenia - quê hương của EuroMaidan và Cách mạng Nhung.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/lieu-belarus-co-thay-doi-lech-pha-voi-nga-3359281/