Liệu có thể biến chất thải thực phẩm thành vật liệu xây dựng?

u phộng, gạo, chuối, khoai tây và nấm có điểm gì chung? Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng chúng còn có thể biến đổi thành vật liệu xây dựng. Trong báo cáo The Urban Bio-Loop, nhóm the Arup đã đề xuất việc sử dụng chất thải từ thực phẩm để phát triển vật liệu giá rẻ và thân thiện với sinh thái, sử dụng trong xây dựng.

Ảnh minh họa

Các tác giả cho biết báo cáo hướng đến mục đích chứng minh rằng một mô hình hình thành khác đối với vật liệu xây dựng là có thể. Ví dụ, một quốc gia như Hoa Kỳ có lượng chất thải thực phẩm chiếm tới 40%, có mục tiêu của quốc gia này là biến chất thải thành một nguồn lực cho việc tạo ra các sản phẩm xây dựng, kỹ thuật và kiến trúc.

Các vật liệu hữu cơ bị loại bỏ có thể chứng minh lợi ích về mặt vật liệu, bao gồm vỏ đậu phộng, được sử dụng để sản xuất vật liệu chi phí thấp với khả năng chống cháy và chống đóng băng. Tro từ lúa gạo có thể trộn vào xi măng để giảm bớt nhu cầu về chất độn. Lá của chuối và một số loại quả khác có thể tạo thành các loại sợi có độ bền cao. Nấm có thể được sử dụng để hình thành vật liệu. Vỏ khoai tây được làm sạch, ép và sấy khô để chế tạo vật liệu cách điện, chống cháy và chống thấm nước.

Nhóm nghiên cứu cho rằng: sử dụng các chất thải từ thực phẩm làm vật liệu xây dựng sẽ góp phần làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao. Lượng khí mê tan từ trái cây và rau củ phân hủy sẽ được giảm đáng kể. Khí mê tan chính là một yếu tố gây nên sự nóng lên toàn cầu. Mục tiêu của Arup là cải thiện mức độ chất thải và sự thiếu hụt nguyên liệu thô.

Thu Giang (theo Inhabitat)

Nguồn Xây Dựng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/lieu-co-the-bien-chat-thai-thuc-pham-thanh-vat-lieu-xay-dung.html