Linh hoạt và thận trọng khi điều hành chính sách tiền tệ

Từ nay tới cuối năm, khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ là không có. Tuy nhiên, NHNH sẽ điều hành linh hoạt và thận trọng.

Chiều qua (20/10), sau lễ ký khoản vay 600 triệu USD từ Ngân hàng Phát triểnchâu Á (ADB) để khắc phục tiêu cực từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, Thống đốcNgân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã trả lời báo chí về quan điểm điều hànhchính sách tiền tệ từ nay tới cuối năm.

Trong thời gian qua, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã tăng liên tục và vượtngưỡng 17.000 Việt Nam đồng (VND) đổi 1 USD. Xin Thống đốc cho biết việc tăngnày nhằm mục đích gì?

Ông Nguyễn Văn Giàu: Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ tới ViệtNam, dễ thấy nhất là xuất khẩu giảm (dự kiến cả năm giảm 9,9%), FDI chưa có dựbáo giảm chính xác nhưng sẽ giảm lớn, nguồn vốn FII vẫn còn “âm” khoảng 500triệu USD. Kiều hối có khả năng giảm từ 15-20%. Năm ngoái, nguồn kiều hối đạt7,2 tỷ USD, năm nay còn khoảng 6-6,2 tỷ USD. Ngoài ra, nguồn thu từ du lịch cũnggiảm.

Để bù đắp cho những thiếu hụt này, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp các tổ chứctài chính quốc tế để bổ sung nguồn ngoại tệ. Việt Nam đã vay 500 triệu USD tưÀDB, vay thêm 500 triệu USD từ Chính phủ Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam sẽ vay 1tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới (WB), trong đó 500 triệu USD có thể giải ngân trongnăm nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng vay từ chương trình xóa đói giảm nghèo của WB khoảng325 triệu USD, vay thêm ADB 100 triệu USD. Đó là những nguồn ngoại tệ bổ sungcần thiết đảm bảo thanh toán.

Về điều hành chính sách tỷ giá, ngày 26/12/2008 điều hành biên độ tỷ giá thêm 3%(từ mức 16.494 đồng đổi 1 USD lên 16.989 đồng), ngày 24/3/2009, điều chỉnh biênđộ tỷ giá giữa VND với USD tăng từ mức +/-3% lên mức +/-5%.

Như vậy, so với cuối năm ngoái, tỷ giá hiện nay tăng khoảng 5,16%, trong khi lạmphát 9 tháng đầu năm 2009 là 4,11%. Do vậy, chính sách tỷ giá đã kích thích xuấtkhẩu.

Thời gian qua, Việt Nam có chính sách đặc thù là hỗ trợ lãi suất, lãi suất USDvà VND gần nhau nên họ chọn VND để giảm bớt nỗi lo tỷ giá. Tuy nhiên, sau đó cácngân hàng thương mại Nhà nước đã đi đầu trong việc hạ lãi suất cho vay ngoại tệ,vì vậy dư nợ vay từ mức âm 2,5% đến nay đã dương 6%.

Theo dự báo, lạm phát năm nay khoảng 7%. Do vậy, Việt Nam tiếp tục điều hànhchính sách tỷ giá không thả nổi, cũng không theo cơ chế cố định mà điều hànhlinh hoạt, có quản lý của Nhà nước.

Về điều chỉnh tỷ giá trong thời gian vừa qua là theo tín hiệu thị trường. Thựctế, từ tháng 7 đến nay thanh khoản ngoại tệ không còn khó khăn. Các ngân hàngcũng làm tốt việc quản lý ngoại hối, hỗ trợ hạn chế nhập siêu, tác động sản xuấttrong nước.

Về quản lý nhập siêu, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nướcsẽ phối hợp với Bộ Công Thương quản lý vấn đề này.

Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành lãi suất cơ bản như thế nào để vừa kích thíchkinh tế lại vừa đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động có lãi?

Ông Nguyễn Văn Giàu: Việc tăng, giảm lãi suất và dự trữ bắt buộc thể hiện chínhsách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước. Nếu lạm phát năm naykhoảng 7%, thì việc Ngân hàng Nhà nước đưa lãi suất cơ bản từ mức 14% xuống 7%(từ tháng 2/2009 và duy trì đến nay), giảm dự trữ bắt buộc từ 11% xuống còn 3%như hiện nay rất phù hợp với thị trường.

Nới lỏng chính sách tiền tệ tức là giảm lãi suất cơ bản đã làm cho tín dụng tănglên, và từ nay tới cuối năm, khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ là không có,nhưng sẽ điều hành linh hoạt và thận trọng.

Thực tế, quý II tăng trưởng huy động vốn 10,65%, quý III còn 4,44%, như vậy tiềndân cũng bắt đầu cạn, nhiều người dân đổ tiền đầu tư sản xuất. Tăng trưởng tíndụng quý II là 12,45%, quý III tăng trưởng tín dụng giảm xuống còn 7,58%.

Như vậy, khả năng tăng trưởng tín dụng nóng trong những tháng cuối năm khó xảyra. Hơn nữa, trong thời gian qua, nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất, nhiều doanhnghiệp vẫn còn găm giữ vốn, khi hết hỗ trợ thì vốn sẽ luân chuyển trở lại.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã chuẩn bị “đón” sẵn những lời kêu ca thiếu vốn. Đồngthời, Ngân hàng Nhà nước cũng vẫn kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanhtoán, không đưa tiền ra và giữ chính sách ổn định.

Theo dự báo, năm 2010, tăng trưởng kinh tế 6,5%, CPI khoảng 7%. Nếu nâng lãisuất cơ bản lên có thể sẽ hút được thêm vốn nhưng sẽ làm giá thành sản phẩm caohơn, không giải quyết được tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

(Tin Tức/Vietnam+)

Nguồn TTXVN: http://www.vietnamplus.vn/home/linh-hoat-va-than-trong-khi-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te/200910/21237.vnplus