Lính Mỹ đánh nhầm lẫn nhau như thế nào trên 'đồi thịt băm'?

Trong trận đánh 'đồi thịt băm' nổi tiếng đẫm máu của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, đã có nhiều hơn một lần các chiến đấu cơ Mỹ dội bom và bắn phá trực tiếp vào chiến hào của đồng minh của mình.

Diễn ra trong 11 ngày, từ ngày 10/5 tới ngày 20/5/1969, "đồi thịt băm" là tên của một trận đánh cực kỳ ác liệt trong Chiến tranh Việt Nam khi Mỹ cố chiếm lại một quẩ đồi vô danh mang ký hiệu Cao điểm 937 trên dãy núi A Bia, thuộc Tỉnh Thừa Thiên. Nguồn ảnh: Flickr.

Do địa hình đồi núi, bộ binh Mỹ phải xung trận mà không có sự yểm trợ của thiết giáp. Bù lại, hỏa lực pháo binh cùng yểm trợ đường không của họ là cực kỳ lớn. Nguồn ảnh: Flickr.

Ước tính đã có khoảng 2000 quân Mỹ dưới sự yểm trợ rất mạnh của pháo binh và phi pháo đã được tung vào trận trước lực lượng phòng thủ của Quân Giải phóng chỉ khoảng 2 tiểu đoàn tương đương với 800 người. Nguồn ảnh: Flickr.

Dù có lực lượng đông hơn, hỏa lực áp đảo hơn nhưng do phía Mỹ ở thế tấn công, lại phải đánh ngược từ dưới chân đồi lên nên đã vấp phải sự kháng cự rất mạnh của Quân Giải phóng. Cái tên "đồi thịt băm" cũng đã khắc họa được phần nào sự ác liệt và chết chóc mà Mỹ phải gánh chịu khi có chiếm cao điểm này. Nguồn ảnh: Flickr.

Tuy là một chiến dịch do Mỹ mở ra, tuy nhiên trận mở màn lại là do phía ta nổ súng trước. Cụ thể, 10:15 phút sáng ngày 10/5/1969, phía ta đã chủ động nổ súng tiến quân đánh Tiểu đoàn dù số 3 của Mỹ trên các cao điểm 400 và 500 cách đông bắc núi A Bia khoảng 2 km. Nguồn ảnh: Flickr.

Trận chiến diễn ra ác liệt đến mức Mỹ không kịp trở tay vì không hiểu vì sao ta lại bỏ vị trí thuật lợi cho phòng thủ mà tấn công ngược ra ngoài. Thế của ta mạnh đến nỗi vào đêm ngày 11/5, đặc công của ta đã tấn công thẳng vào sở chỉ huy lữ đoàn dù 3 của Mỹ, cố thủ đến sáng rồi rút lui an toàn, buộc Mỹ phải điều quân tử điểm khác về tăng viện. Nguồn ảnh: Flickr.

Tới ngày 13/5 Mỹ mới kịp "hoàn hồn" và đẩy mạnh tấn công theo kế hoặc nhằm lấy lại thế chủ động. Dưới hỏa lực yểm trợ của pháo binh và phi pháo cực mạnh, Mỹ cố bao vây cao điểm 937 nhưng không thể hợp vây được bởi vấp phải sự kháng cự mạnh của quân ta. Nguồn ảnh: Flickr.

Tới ngày 16 và 17/5, các báo cáo thương vong của Mỹ đã chỉ rõ việc trực thăng yểm trợ và pháo binh của lực lượng này đã liên tục dội nhầm vào quân Mỹ do giao tranh ở cự ly quá gần. Mệt mỏi vì việc phải chiến đấu với một đối phương quá cứng đầu, Mỹ quyết định sử dụng vũ khí hóa học. Nguồn ảnh: Flickr.

Loại đạn pháo được Mỹ "cẩu" vào cao điểm 937 vào ngày 17/5 là loại vũ khí hóa học không gây chế người, nhưng gây chảy nước mắt, nước mũi và nhức đầu (hơi cay) khiến người lính không còn khả năng chiến đấu. Trong ngày 17/5, dưới sự yểm trợ của đạn hóa học và được trang bị mặt nạ phòng hóa, quân Mỹ đã tiến quân đánh lên núi A Bia trong khi Quân Giải phóng đang bị thiếu hụt năng lực chiến đấu do không có phương án phòng vệ lại việc bị tấn công bằng vũ khí hóa học. Nguồn ảnh: Flickr.

Tuy vậy, một lực lượng khác của Quân Giải phóng ở ngoài vòng vây đã bất ngờ đánh vào sườn của đội hình Mỹ lúc chúng đang tấn công lên núi A Bia. Do quá bất ngờ và lo sợ việc đội hình tấn công bị chia cắt làm đôi, Mỹ buộc phải rút quân. Đợt tấn công ngày 17/5 của Mỹ thất bại dù họ phải sử dụng cả vũ khí hóa học. Nguồn ảnh: Flickr.

Tuy nhiên, phía ta cũng nhận thấy tình hình ngày càng khó khăn hơn với việc Mỹ càng ngày càng điên cuồng, chúng có chiếm được cao điểm 937 bằng mọi giá, kể cả việc sử dụng vũ khí hóa học. Điều này khiến cho việc giữ cao điểm 937 là cực kỳ nguy hiểm. Đêm 18/5, phía ta ra lệnh rút lui để bảo toàn lực lượng, hoàn thành mục tiêu ban đầu đặt ra là tiêu diệt càng nhiều quân Mỹ càng tốt. Nguồn ảnh: Flickr.

Kết cục của trận đánh là trong số 2000 bộ binh Mỹ tham chiến, có tới 1300 tên bị thương vong, trong đó có khoảng hơn 100 lính Mỹ bị thương vong do chính hỏa lực của Mỹ. Cao điểm 937 sau đó được quân đội Mỹ xác nhận là ít có ảnh hưởng về mặt chiến thuật hay chiến lược và tuyên bố rút quân khỏi đây. Nguồn ảnh: Flickr.

Kết quả là sau khi Mỹ rút đi, quân ta lại chiếm lại cao điểm này mà không tốn lấy một viên đạn. Trong khi đó Quốc hội và Báo chí Mỹ đã chỉ trích thậm tệ quân đội Mỹ khi tung quân vào một trận đánh vô nghĩa với thương vong quá cao. Nguồn ảnh: Flickr.

Dần dần, dưới áp lực của báo chí, người dân Mỹ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới càng nhận ra, không chỉ trên "đồi thịt băm" mà ở khắp Đông Dương, binh lính Mỹ đang chết một cách vô ích mỗi ngày, sự hy sinh của họ hoàn toàn khác với sự anh dũng hy sinh của cha ông họ, những người lính đã từng tham chiến ở Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Flickr.

Mời độc giả xem Video: Lính Mỹ trên Đồi Thịt Băm ngày 20/5/1969. Nguồn: History.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/linh-my-danh-nham-lan-nhau-nhu-the-nao-tren-doi-thit-bam-1039222.html