Lính Mỹ thích nhất loại vũ khí nào trong Chiến tranh Việt Nam?

Để vận hành cỗ máy chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, người Mỹ mang đến Việt Nam hàng nghìn vũ khí, phương tiện chiến tranh các loại và chỉ có một số ít trong đó đáp ứng được yêu cầu của chiến trường.

Một trong những loại vũ khí bộ binh tốt nhất và cũng được lính Mỹ ưa chuộng nhất trong cuộc Chiến trường Việt Nam là súng phóng lựu M79. Nguồn ảnh: Meiyu.

Một trong những loại vũ khí bộ binh tốt nhất và cũng được lính Mỹ ưa chuộng nhất trong cuộc Chiến trường Việt Nam là súng phóng lựu M79. Nguồn ảnh: Meiyu.

Sử dụng cỡ đạn 40mm và có tầm bắn khoảng 150 mét, súng phóng lựu M79 được sử dụng để tấn công với hỏa lực mạnh ở ngoài tầm ném lựu đạn nhưng không đủ xa để sử dụng súng cối. Đặc biệt, với đường đạn cầu vồng, M79 còn có thể bắn qua vật cản rất tốt. Nguồn ảnh: History.

Khẩu súng phóng lựu này tốt tới nỗi đến ngày nay, nhiều quốc gia vẫn còn sử dụng, trong đó có cả Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thậm chí, Việt Nam hiện nay còn tự sản xuất lại và có sự cải tiến phù hợp với chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Flickr.

Thứ vũ khí tiếp theo được Quân đội Mỹ ưa dùng trong Chiến tranh Việt Nam là trực thăng đa năng UH-1 Huey. Đây là loại trực thăng vận tải có khả năng vũ trang, dễ sử dụng, dễ bảo dưỡng, có chi phí vận hành thấp và hiệu năng cao. Nguồn ảnh: Pinterest.

Loại máy bay này có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ trên chiến trường, đặc biệt là các nhiệm vụ mang tính vận tải như chuyển hàng, chuyển lính, yểm trợ mặt đất, cứu thương,... Nguồn ảnh: Conj.

Đặc biệt, với sự hỗ trợ của trực thăng cứu thương UH-1 để vận tải thương binh, thời gian đưa binh lính từ mặt trận tới bệnh viện tuyến sau chỉ tốn dưới 30 phút đồng hồ. Nguồn ảnh: USAF.

Với khả năng chở tới 30 tấn bom các loại, bay cực xa và cực cao, B-52 cũng được xem là một trong những vũ khí mà lính Mỹ "yêu nhất" trong chiến tranh Việt Nam bởi sức tàn phá khủng khiếp của nó. Nguồn ảnh: Wiki.

Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9–10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu một quả bom tiêu chuẩn là 500 lb (gần 250 kg) thì mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là khoảng cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ ném bom cao như vậy xác suất hủy diệt trong bãi bom B-52 sẽ là cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mặc dù sau đó B-52 bị bộ đội Việt Nam "khắc chế" và rụng tới hàng chục chiếc chỉ trong 12 ngày đêm năm 1972. Tuy vậy, Không quân Mỹ cho tới tận bây giờ vẫn đặt niềm tin vào B-52. Nguồn ảnh: Flickr.

Trước khi súng trường M16 danh tiếng xuất hiện, M14 được coi là khẩu súng trường "số một" trong lòng mọi binh sĩ Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.

Khả năng bắn tốt, độ tin cậy cao, sức công phá mạnh là những điểm đặc biệt của khẩu súng này. M-14 cũng có nhiều phiên bản khác nhau, trong đó có cả phiên bản súng bắn tỉa cực kỳ nguy hiểm với độ chính xác và sức công phá cao. Nguồn ảnh: Tube.

Sử dụng cỡ đạn 7,62x51, súng trường M-14 tới nay vẫn tiếp tục được quân đội Mỹ cải biên và sử dụng các phiên bản hiện đại hơn ở chiến trường Afghanistan và Iraq và là loại vũ khí bắn tỉa tầm gần hiệu quả bậc nhất. Nguồn ảnh: CNN.

Cuối cùng là xe thiết giáp chở quân M113. Dù có rất nhiều nhược điểm, loại xe thiết giáp này vẫn được sử dụng với số lượng cực kỳ lớn trong Chiến tranh Việt Nam và tới tận ngày nay, Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn tiếp tục sử dụng loại thiết giáp này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Tanker.

Nếu bỏ qua các nhược điểm của M113, chúng ta sẽ có một chiếc thiết giáp chở được nhiều quân, hoạt động bền bỉ, phù hợp với nhiều địa hình khác nhau, khả năng lội nước tạm chấp nhận được và cuối cùng là độ hiệu quả trên chiến trường khá tương đối khi sử dụng với chiến thuật hợp lý. Nguồn ảnh: Vietnamwar.

Tới nay, Việt Nam vẫn sử dụng khá nhiều thiết giáp M113 chiến lợi phẩm từ thời chống Mỹ. Dù không được cung cấp linh kiện "chính hãng" để thay thế, tuy nhiên hơn 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, loại thiết giáp M113 này vẫn hoạt động cực kỳ bền bỉ trong biên chế của quân đội ta. Nguồn ảnh: History.

Mời độc giả xem Video: Chiến trường Việt Nam khốc liệt với quân đội Mỹ và đồng minh.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/linh-my-thich-nhat-loai-vu-khi-nao-trong-chien-tranh-viet-nam-1079763.html