Linh vật Nghê trong tâm hồn Việt

Nhắc đến nhà nghiên cứu về Nghê có thâm niên, chắc không ai là không biết đến cái tên Trần Hậu Yên Thế, tác giả của tác phẩm 'Phác họa về Nghê'- một tác phẩm có lẽ là đầy đủ, chi tiết nhất từ trước đến nay về linh vật Nghê Việt. Còn một người nữa, cũng liên quan đến Nghê, được nhắc đến trong những năm gần đây - nghệ nhân người Ninh Bình Phạm Bá Ngọc, chủ doanh nghiệp mỹ nghệ Vạn Bảo Ngọc. Trong hành trình tìm 'tiếng nói' cho linh vật Việt bị 'bỏ quên' bấy lâu, nghệ nhân Phạm Bá Ngọc vẫn đang miệt mài với công cuộc chạm khắc, chế tác… nhằm khôi phục, hình thành nên các mẫu Nghê - như một cách để tuyên truyền tới người dân về sự cần thiết phải đưa những hình tượng Nghê trở lại vị trí vốn có trong suốt chiều dài văn hóa dân tộc, thay thế cho hình tượng những con sư tử ngoại lai xa lạ ở các đình, chùa…

Nghệ nhân Phạm Bá Ngọc trao phiên bản tượng linh vật Nghê của đền vua Đinh Tiên Hoàng cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Ảnh: P.V

Trăn trở cùngNghê

Có lẽ, ít ngươìđể ý đến đôi Nghê đá chầu ở 2 bên bái đường, đền thờ vua Đinh ở Khu di tíchlịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư. Nhưng với con mắt của người nghệ nhân, đó lại làhình tượng Nghê đẹp nhất, đầy sức sống nhất. Chia sẻ về hành trình sưu tầm,nghiên cứu về Nghê, nghệ nhân Phạm Bá Ngọc cho biết: Bản thân tôi đã đi rấtnhiều tỉnh, thành, đến nhiều đình, chùa để nghiên cứu, tìm hiểu về linh vậtNghê. Nhưng khi bắt gặp đôi Nghê chầu ở Đền thờ vua Đinh, tôi đã quyết địnhchọn đôi Nghê của quê hương mình làm hình mẫu tham chiếu, mở đầu cho dự địnhhồi sinh linh vật này. Đây là đôi Nghê có niên đại thời Hậu Lê, thế kỷ XVII,được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử xem như chuẩn mực nhất cho tượng Nghê đá canhcửa ở Việt Nam, có giá trị như bảo vật quốc gia.

Cơ duyên để nghệnhân Phạm Bá Ngọc dành nhiều thời gian, tâm sức khôi phục linh vật Nghê chínhlà xuất phát từ công văn số 2662 ngày 8/8/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch về việc “Không sử dụng sản phẩm, biểu tượng, linh vật không phù hợp vơíthuần phong mỹ tục Việt Nam”.- điều đó đã “đánh thức” ý thức dân tộc của ngươìnghệ nhân. Hơn nữa, mối “thâm tình” với nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế cũnggiúp Phạm Bá Ngọc có cơ hội mở rộng kiến thức, tầm hiểu biết hơn về Nghê.

Lựa chọn đôi Nghêở Đền vua Đinh để khôi phục, công việc tưởng dễ dàng nhưng “ngốn” biết bao tâmsức, thời gian, kinh phí của nghệ nhân Phạm Bá Ngọc. Anh kể: Bản thân mình đãbao ngày đêm trong xưởng chế tác, đục, đẽo, chạm khắc… để đưa ra được cái hồncủa Nghê Việt. Riêng doanh nghiệp của anh bố trí 5-7 thợ chỉ chuyên chạm khắc,đục đẽo rồi lại phá đi làm lại… không biết bao lần. Thế nhưng, thành quả manglại khi Nghê được anh đưa ra giới thiệu, tham gia triển lãm ở Hà Nội, NinhBình, Đà Nẵng… thì không gì “đo, đếm” được.

Nghệ nhân Phạm Bá Ngọc miệt mài trong xưởng chế tác. Ảnh: PV

Tại “Không gianvăn hóa Hoa Lư”- địa điểm của doanh nghiệp Vạn Bảo Ngọc đứng chân ở phường TânThành, thành phố Ninh Bình, khi cuộc trưng bày, triển lãm tư liệu Nghê diễn rahồi tháng 10/2018, công chúng mới có dịp được chiêm ngưỡng các tư liệu, hiệnvật về Nghê thông qua sự tuyển chọn bởi chuyên gia nghiên cứu và sưu tầm có uytín như Trần Hậu Yên Thế… Có mặt tại sự kiện, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh: “Cuộc trưng bày, triển lãm đã giơíthiệu nét độc đáo, đa dạng của hình tượng Nghê so với các biểu tượng văn hoákhác, đem đến một cái nhìn tổng thể về lịch sử hình tượng Nghê trong nền vănhóa dân tộc. Cho người xem thấy được sự tài hoa của cha ông ta trong việc sángtạo ra các sản phẩm linh vật Nghê phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hoáViệt Nam...”.

Đối với côngchúng dự sự kiện, đây là dịp để mỗi người “mãn nhãn” với các hình tượng linhvật lâu nay bị bỏ quên: Nào là đôi Nghê ở Đền vua Đinh, Nghê ở đền Thái Vi,Nghê ở đình Thổ Hà (Bắc Giang), Nghê ở đình Thượng (Gia Viễn), Nghê trên trangphục áo Khổng Tử ở Văn Miếu Quốc Tử Giám… Tìm hiểu mới biết, Nghê không chỉđược bày đặt để canh cửa đình, chùa, phủ, miếu, mà Nghê có sự diện hiện ở khắpmọi nơi, từ trang trí kiến trúc, trêncửa võng, hoành phi, câu đối, trên tường…

Nghệ nhân Phạm Bá Ngọc cùng nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế đi tìm hiểu về Linh vật Nghê. Ảnh: PV

Cơ hội để pháttriển sản phẩm du lịch đậm chất Việt

Nếu có dịp ghéthăm “Không gian văn hóa Hoa Lư”- địa điểm của doanh nghiệp Vạn Bảo Ngọc, ainấy đều trầm trồ trước một không gian đậm chất văn hóa, trong đó linh vật Nghêcó một vị trí đặc biệt. Đến đây, ta không chỉ được ngắm, nghe những câu chuyệnvề Nghê, mà còn có cơ hội được chứng kiến các công đoạn chế tác Nghê dưới bàntay của những người thợ tài hoa. Không chỉ là linh vật Nghê đá mà ta thườngthấy đứng canh cửa đền, chùa... Nghê trong khuôn viên “Không gian văn hóa HoaLư” mang những nét phong phú, đa dạng của đời sống. Tại doanh nghiệp Vạn BảoNgọc, sau thời gian đầu thử nghiệm thành công mẫu Nghê ở Đền vua Đinh, doanhnghiệp đã bước vào giai đoạn sản xuất đa dạng các sản phẩm, mẫu Nghê để phục vụcho sự phát triển của du lịch. Phạm Bá Ngọc chia sẻ: Linh vật Nghê ở đâu cũngđẹp, rất phù hợp để sản xuất sản phẩm du lịch. Hơn nữa, công năng của các sảnphẩm nghê thủ công trưng bày ở triển lãm đều đáp ứng được các tiêu chí ứng dụngcủa đời sống. Các sản phẩm từ Nghê có thể ứng dụng vào du lịch, đồ gia dụng(chân đèn, đồ trang trí, lò xông trầm…) vừa có giá trị tâm linh, vừa có tínhthẩm mỹ và ứng dụng cao... Đây là hướng đi dài hơi của doanh nghiệp trong hànhtrình tìm kiếm, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của Ninh Bình.

Một mẫu Linh vật Nghê được trưng bày tại Không gian văn hóa Hoa Lư. Ảnh: PV

Chỉ trong quýIV/2018, doanh nghiệp Vạn Bảo Ngọc đã sản xuất ra hơn 3.000 sản phẩm linh vậtNghê với mẫu mã, chủng loại phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ Nghêđặt ở cửa đình, chùa đến Nghê để thờ, làm vật trang trí, phong thủy... Chấtliệu tạo nên Nghê được ứng dụng đa dạng trên đá, gỗ, composite, đồng. Thậm chí,có cả sản phẩm mặt Nghê được trang trí họa tiết rất bắt mắt, được khách du lịchnước ngoài yêu thích. Giá để sở hữu linh vật Nghê rất phù hợp với nhiều đôítượng khách hàng: những mẫu Nghê nhỏ nhắn, xinh xinh chỉ từ vài chục đến hơntrăm nghìn; có mẫu Nghê khối tượng lớn, thường là để đặt ở cửa đình, chùa cóthể có giá lên tới vài chục đến vài trăm triệu đồng/đôi. Theo tiết lộ của chủ doanhnghiệp: Cùng với nhiều mẫu sản phẩm dulịch đặc trưng mà doanh nghiệp vẫn sản xuất lâu nay như: cột kinh Phật, đồngtiền thời Đinh, mẫu linh vật Nghê đã và đang được nhiều cơ quan, doanh nghiệp,cá nhân đặt mua để làm quà tặng, sử dụng trong đời sống. Điều mà người nghệnhân dành nhiều tâm huyết để khôi phục mẫu Nghê là đến nay trên địa bàn tỉnh đãcó hơn 80% các đình, chùa loại bỏ linh vật ngoại lai, để thay thế bằng mẫu linhvật thuần Việt.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thăm quan mẫu Nghê tại Triển lãm Linh vật Nghê tại Ninh Bình. Ảnh: PV

Năm 2019 là nămdoanh nghiệp Vạn Bảo Ngọc xác định sẽ đẩy mạnh sản xuất mẫu linh vật Nghê,hướng tới phục vụ một cách đại trà cho du lịch. Cùng với các sản phẩm du lịchcủa tỉnh, Nghê sẽ được đưa đi giới thiệu, trưng bày ở các khu, điểm du lịchtrong và ngoài tỉnh... Trong hành trình tìm chỗ đứng cho Nghê, nghệ nhân PhạmBá Ngọc không đơn độc. Đồng hành cùng nỗ lực của các nhà nghiên cứu, các nghệnhân, “Một triệu người ủng hộ Nghê trở thành linh vật tiêu biểu Việt Nam” đang đượcphát động rộng khắp trên mạng xã hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cónhững “động thái” quan tâm, ủng hộ kịp thời khi cùng đồng hành với doanhnghiệp, nghệ nhân trong việc trưng bày, triển lãm, giới thiệu linh vật Nghê,đẩy mạnh truyền thông, huy động sự vào cuộc của các cơ quan báo chí để làm thayđổi, nhận thức của người dân về thói quen cúng tiến sư tử đá vào các cơ sở vănhóa tâm linh, đền chùa...

Phan Hiếu

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/linh-vat-nghe-trong-tam-hon-viet-2019012803154326p3c23.htm