Lóa mắt trước bảo kiếm tuyệt đẹp của vua Khải Định

Theo quan niệm của các nhà cai trị thời phong kiến, bảo kiếm là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí quốc gia. Cùng soi tỉ mỉ An dân bảo kiếm - thanh bảo kiếm tuyệt đẹp thời vua Khải Định.

Được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, An dân bảo kiếm (dưới) là một hiện vật lịch sử đặc biệt của triều đình nhà Nguyễn.

Được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, An dân bảo kiếm (dưới) là một hiện vật lịch sử đặc biệt của triều đình nhà Nguyễn.

Đây là một thanh kiếm được chế tác vào thời vua Khải Định (1916-1925). Kiếm có chiều dài khoảng 90 cm, trọng lượng 580 gram, làm từ các chất liệt sắt, vàng, ngọc, đồi mồi.

Cây bảo kiếm trăm tuổi được chế tác rất tinh xảo. Nhiều bộ phận dát vàng, nạm ngọc quý.

Hình tượng đầu hổ ở chuôi kiếm. Hai mắt hổ là hai viên ngọc.

Các dòng chữ Nho trên chuôi kiếm.

Hình tượng rồng ở đốc kiếm.

Vỏ kiếm bọc da đồi mồi, phần đầu, cuối và giữa vỏ được bọc vàng.

Các phần bọc vàng được chạm khắc hình rồng rất công phu.

Theo quan niệm của các nhà cai trị thời phong kiến, bảo kiếm là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí quốc gia.

Ngoài An dân bảo kiếm, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn lưu giữ một thanh kiếm khác được chế tác tinh xảo không kém (trên). Tiếc rằng không có thông tin gì về tên gọi và niên đại của thanh kiếm này được lưu lại.

Thanh kiếm này cũng làm bằng sắt, vàng, ngọc, đồi mồi, trọng lượng là 1.250 gram.

Một số hình ảnh khác về thanh kiếm này.

Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/loa-mat-truoc-bao-kiem-tuyet-dep-cua-vua-khai-dinh-1241441.html