Loài cá dù bị ăn thịt một nửa cơ thể nhưng vẫn không cảm nhận đau đớn

Cá mặt trăng là một loài cá rất quý hiếm tại vùng biển Việt Nam. Một con cá mặt trăng trưởng thành đạt kích thước từ 3,5-5,5m, nặng gần 2.000kg nhưng cá con nở ra chỉ như một hạt sỏi nhỏ.

Cá mặt trăng hay cá mặt trời, tên khoa học là Mola. Đây là loài cá biển cỡ lớn có màu sắc sặc sỡ và thân ngắn sống ngoài đại dương, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp.

Chúng dành tới nửa ngày để tắm nắng dưới mặt nước. Điều này giúp chúng làm ấm cơ thể, chuẩn bị cho việc lặn sâu dưới nước để săn mồi.

Chúng có hình thù kỳ dị, thân hình bầu dục tròn, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cá da trơn mình dẹt, đuôi ngắn, đầu tròn, mắt lớn, miệng nhỏ so với kích thước toàn thân, hai vây ngắn.

Loài cá này bơi rất khỏe khi nhỏ, nhưng khi lớn chúng trở nên vô cùng lười biếng, thường thả cơ thể trôi theo dòng hải lưu ở khắp các đại dương.

Hầu hết thời gian cá mặt trăng để cho cả khối thân mình đồ sộ trôi tự do theo các dòng nước. Những con trưởng thành thích trôi nghiêng một bên.

Cá mặt trăng có thân hình bầu dục tròn, rất dẹp bên, chiều dài của thân có thể đạt tới từ 3,5- 5,5m, nặng 1400kg đến 1700kg. Dù thân hình to lớn nhưng với cấu trúc cơ thể cụt ngủn

Tính khí của chúng rất kiên định và chậm chạp, không phản ứng khi gặp nguy hiểm. Mặc dù có thể bị ăn thịt, nhưng loài cá lười biếng này không cảm nhận được vì phần lớn cơ thể là một lớp mỡ.

Tuy to lớn nhưng miệng chúng lại rất nhỏ, mỗi hàm có hai răng dính nhau làm thành một cái mỏ. Với cái miệng đặc biệt như vậy nên chúng không thể nuốt mồi to mà chỉ chuyên ăn giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.

Thức ăn chủ yếu của cá là các loại rong, thủy mẫu, động vật giáp xác phù du

Do cá mặt trăng ở vùng nước sâu nên nhiệt độ thấp ở đây có thể ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh và thị giác của cá, vì vậy một số nhóm cá đã tiến hóa một cách độc lập với khả năng tự sưởi ấm mắt và não để hạn chế tác động kể trên

Cá mặt trăng là một trong những loài cá đẻ nhiều trứng nhất trong các loài cá ở đại dương.

Hình ảnh con cá mặt trăng con.

Cá mặt trăng rất hiếm khi xuất hiện ở vùng biển Việt Nam, cá mặt trăng được ghi nhận có ở vịnh Bắc Bộ (Bạch Long Vĩ).

Tại Việt Nam, cá mặt trăng là loài cá quý hiếm, có tên trong sách đỏ và là loài cần được bảo vệ cấp thiết, cấm hoàn toàn hoạt động đánh bắt, khai thác dưới mọi hình thức.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/loai-ca-du-bi-an-thit-mot-nua-co-the-nhung-van-khong-cam-nhan-dau-don-post572455.antd