Loài động vật 'bốc mùi' nhất hành tinh, ngửi thôi cũng dễ mất mạng

Các nhà khoa học đã bình chọn 10 loài động vật có mùi hôi 'kinh dị' nhất thế giới, trong đó, có mùi hôi có thể gây tử vong cho những loài khác.

1. Thú ăn kiến nhỏ có tên khoa học là Tamandua tetradactyla. Đây là một trong số những loài có mùi hôi nhất thế giới động vật. Mùi của thú ăn kiến nhỏ gấp từ 4 đến 7 lần mùi của chồn hôi. Chỉ cần cách xa chúng khoảng 50m đã có thử ngửi thấy mùi của chúng.

1. Thú ăn kiến nhỏ có tên khoa học là Tamandua tetradactyla. Đây là một trong số những loài có mùi hôi nhất thế giới động vật. Mùi của thú ăn kiến nhỏ gấp từ 4 đến 7 lần mùi của chồn hôi. Chỉ cần cách xa chúng khoảng 50m đã có thử ngửi thấy mùi của chúng.

2. Chồn hôi sọc châu Phi có thể tiết ra một chất có mùi hôi “kinh dị” để ngăn chặn những kẻ săn mồi. Theo các nhà khoa học, mùi của một con chồn hôi sọc châu Phi có thể ngửi được cách đó nửa dặm.

3. Bọ cánh cứng "thả bom" (Bombardier Beetle). Sở dĩ có cái tên này là do loài này phun ra một loại hóa chất độc hại và nóng từ phần đầu bụng khi bị tấn công. Các hóa chất này bao gồm hydroquinone và hydro peroxide. Khi cảm thấy bị đe dọa, các hóa chất này sẽ trộn lẫn với một số enzyme đặc biệt, sinh ra nhiệt và tạo ra chất lỏng có mùi hôi đến gần 100°C. Chất lỏng từ "quả bom" hôi này có thể gây tử vong cho những loài côn trùng, sinh vật nhỏ và gây đau đớn cho da người.

4. Chồn hôi là loài không có tốc độ, tuy nhiên, nhờ tuyến mùi trên cơ thể mà chúng có thể chạy thoát khỏi kẻ thù. Tuyến mùi này là hỗn hợp các hóa chất lưu huỳnh, cay nồng. Chúng có thể phun chính xác vào kẻ thù từ khoảng cách 3 mét, và mùi hôi bốc lên đến một dặm.

5. Bọ xít nâu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Loài này hiện được tìm thấy ở hầu hết các khu vực của Mỹ. Khi bị đe dọa, loài bọ này có thể sản xuất các chất hóa học có mùi khó chịu trong các tuyến trên bụng của chúng. Thậm chí, một số loài có thể phun hóa chất xa đến vài inch.

6. Chồn sói sử dụng các tuyến chất lỏng "bốc mùi" để đánh dấu lãnh thổ. Những chất lỏng này còn được chúng phun vào thức ăn thừa và chôn xuống đất, khiến cho các loài động vật khác không thể ăn được thức ăn của chúng. Nhờ đó thức ăn được bảo vệ cho đến lúc chúng cần.

7. Quỷ Tasmania. Loài này được tìm thấy trong tự nhiên ở quốc đảo Tasmania, lục địa Australia. Khi bình tĩnh, những sinh vật này không tiết ra mùi gì cả. Nhưng khi bị căng thẳng, chúng lại tiết ra mùi hôi rất mạnh. Điều này giúp chúng bảo vệ môi trường.

7. Gà móng hoang dã. Loài gà được biết đến với biệt danh “loài chim hôi thối” này được tìm thấy ở những khu rừng nhiệt đới thuộc châu thổ sông Amazon và Orinoco, Nam Mỹ. Thức ăn của chúng là lá cây. Nhờ việc lên men vi khuẩn ở phần trước của ruột thức ăn được tiêu hóa. Quá trình này tạo ra mùi giống như phân chuồng và cái tên "loài chim hôi thối" xuất phát từ đây.

9. Cánh da. Loài côn trùng được tìm thấy khắp châu Mỹ, châu Phi, Á-Âu, Úc và New Zealand.

10. Rắn Elaphe Carinata là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được gọi là "nữ thần hôi thối", tuy nhiên không có nọc độc.

Nguyễn Mai (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-dong-vat-boc-mui-nhat-hanh-tinh-ngui-thoi-cung-de-mat-mang-1700446.html