Loài nấm được cho là sinh vật lớn nhất hành tinh, nặng 35.000 tấn và thọ 8.500 tuổi

Sống chủ yếu ở châu Mỹ, trải dài khắp châu lục từ Canada tới Brazil, nấm Armillaria là một loài nấm sống ký sinh trên các thân cây, từ những bụi cây nhỏ tới những cây gỗ lớn. Nấm Armillaria chính là sinh vật sống lớn nhất được biết đến trên Trái đất với khối lượng xúc tu thân và rễ ước tính nặng từ 7.500-35.000 tấn.

Sinh vật lớn nhất hành tinh lại là một loài nấm có tên "Honey Fungus" hay còn gọi là "nấm mật ong" có tên khoa học là (Armillaria solidipes). Sống chủ yếu ở châu Mỹ, trải dài khắp châu lục từ Canada tới Brazil, nấm Armillaria là một loài nấm sống ký sinh trên các thân cây, từ những bụi cây nhỏ tới những cây gỗ lớn.

Trái với cái tên nghe khá dễ thương, đây lại là sát thủ của cây cối. Chúng sống ký sinh trên rễ của các cây cổ thụ, sau đó sinh sôi cực kỳ nhanh bằng cách hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, cho đến khi cây chết khô và đổ gục xuống.

Nấm Armillaria ostoyae có chiều ngang khoảng 5,5 km. Nó lớn hơn rất nhiều so với con voi khổng lồ hoặc voi châu Phi. Các nhà khoa học tin rằng loài nấm mật đặc biệt này có thể đã hơn 2.000 - 8.650 năm tuổi. Cây nấm Armillaria lớn tiếp theo được tìm thấy tại bang lân cận Washington.

Thực ra, nấm Armillaria chỉ có kích cỡ nhỏ bé, trông không khác gì những cây nấm thông thường khác. Vấn đề nằm ở bộ rễ đặc biệt của loài nấm này: chúng kết nối với nhau, tạo thành một sinh thể đồng nhất.

Khi một cây nấm Armillaria được đặt cạnh một người họ hàng khác, rễ cây của chúng sẽ ngay lập tức 'bắt sóng' nhau và kết nối, 'dung hợp' để tạo thành một thể thống nhất.

Cũng nhờ vậy, những cây nấm mọc trên một thân cây đã chết khô vẫn có thể tiếp tục sinh trưởng, miễn là còn một cây nấm trong nhóm đi kiếm dinh dưỡng.

Khi những bộ rễ được kết nối với nhau, bộ gene của nấm mật ong lập tức bị đồng hóa. Nhờ vậy, quần thể nấm Armillaria vẫn được công nhận là một cơ thể duy nhất.

Với kích thước như vậy, tưởng rằng loài nấm khổng lồ này sẽ rất dễ phát hiện. Tuy nhiên, phần lớn thời gian trong năm nó nằm hoàn toàn dưới lòng đất và chỉ bật lên khi đến thời điểm tái tạo.

Nếu thực sự muốn biết loại nấm này, phải nhìn bên dưới lòng đất. Ở đó, sẽ thấy một mạng lưới các sợi nấm liên kết phát triển mạnh. Đây mới chính là cơ thể nấm, dành cả ngày để ăn chất dinh dưỡng trong lòng đất và phân hủy vật chết.

Hiện nay, đại cơ thể của nấm Armillaria đang chiếm tới 10km2 diện tích rừng quốc gia Malheur (Mỹ).

Một mẫu vật 8.500 tuổi của Armillaria ở Oregon, Mỹ có diện tích hơn 9,5km vuông với khối lượng xúc tu thân và rễ ước tính nặng từ 7.500-35.000 tấn.

Tuy nhiên, Armillaria lại được đặt trong danh sách những kẻ tàn phá rừng nguy hiểm nhất. Bởi chúng sống ký sinh trên những thân gỗ, lấy nước và chất dinh dưỡng rồi dần bao phủ, làm cây chết khô.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/loai-nam-duoc-cho-la-sinh-vat-lon-nhat-hanh-tinh-nang-35000-tan-va-tho-8500-tuoi-post572536.antd