Loạt ảnh 'khủng hoảng bền vững' 2019: năm của những hậu quả khủng khiếp từ biến đổi khí hậu

Cuộc thi ảnh môi trường CIWEM (2019) đã được công bố nhân dịp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của LHQ tại New York vừa qua. 'Tôi đang chứng kiến hàng loạt sự thay đổi khủng khiếp trước mắt mình, hạn hán và mưa quá nhiều, mùa hè trở ngày càng nóng hơn và mùa đông đang lạnh hơn. Chúng ta cần phải hành động ngay nếu không muốn mọi thứ không thể cứu vãn nữa', SL Shanth Kumar - người chiến thắng giải thưởng cao nhất 'Nhiếp ảnh gia môi trường năm 2019' - cho biết.

Diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của LHQ tại New York vừa qua, cuộc thi ảnh môi trường CIWEM (2019) đã công bố những tác phẩm nhiếp ảnh ấn tượng nhất. “Tôi đang chứng kiến hàng loạt sự thay đổi khủng khiếp trước mắt mình, hạn hán và mưa quá nhiều, mùa hè trở ngày càng nóng hơn và mùa đông đang lạnh hơn. Chúng ta cần phải hành động ngay nếu không muốn mọi thứ không thể cứu vãn nữa“, SL Shanth Kumar – người chiến thắng giải thưởng cao nhất “Nhiếp ảnh gia môi trường năm 2019” – chia sẻ.

Không chỉ vinh danh các cá nhân đã chuyển tải chân thực những ảnh hưởng từ biến đổi môi trường mà con người đang phải hứng chịu, bộ ảnh còn cho thấy những hình ảnh phi thường về khả năng sinh tồn của loài người giữa thiên nhiên rộng lớn. Bên cạnh đó, cuộc thi còn kêu gọi Quỹ Phát triển Bền vững LHQ cũng như tất cả chúng ta khẩn cấp cùng chung tay chống lại biến đổi khí hậu.

High Tide Enters Home” (Tác giả: SL Shanth Kumar – giải thưởng cao nhất “Nhiếp ảnh gia môi trường năm 2019”)

Một con sóng khổng lồ đã đập vào một khu ổ chuột, cuốn phăng một ngư dân ra khỏi nhà của mình ở khu vực ven biển Bandra, Mumbai (Ấn Độ). Anh may mắn được những ngư dân khác cứu trước khi bị dòng nước nhấn chìm hoàn toàn. Cơn “đại hồng thủy” mà người dân Bandra đang hứng chịu chính là do biến đổi khí hậu gây ra.

Một con sóng khổng lồ đã đập vào một khu ổ chuột, cuốn phăng một ngư dân ra khỏi nhà của mình ở khu vực ven biển Bandra, Mumbai (Ấn Độ). Anh may mắn được những ngư dân khác cứu trước khi bị dòng nước nhấn chìm hoàn toàn. Cơn “đại hồng thủy” mà người dân Bandra đang hứng chịu chính là do biến đổi khí hậu gây ra.

“Tulavu Beneath The Rising Tide” (Tác giả: Sean Gallagher – giải thưởng “Biến đổi môi trường”)

Hàng loạt cây trên đảo Tulavu (nằm giữa Hawaii và Úc) đổ rạp nằm trên bãi biển. Xói mòn đất đang là vấn đề cấp bách đối với các quốc gia Nam Thái Bình Dương và tình trạng này ngày càng tệ hơn khi mực nước biển dâng cao. Quần đảo Tulavu đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm hoàn toàn.

“Polluted New Year” (Tác giả: Eliud Gil Samaniego – giải thưởng “Thành phố bền vững”)

Vào ngày 1/1/2018 Mexicali (Baja California, México) được ghi nhận là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới vì biến đổi khí hậu, vị trí địa lý, ngành công nghiệp và xe hơi. Không riêng Mexicali, các thành phố lớn tại các quốc gia trên khắp thế giới đang dần bị khói bụi nhấn chìm.

“Water Scarcity” (Tác giả: Dharshie Wissah – giải thưởng “Nước, bình đẳng và sự bền vững”)

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Kenya đã gây ấn tượng mạnh mẽ thông qua hình ảnh một bé trai phải uống nước bẩn vì khu vực em đang sống không đủ nước sinh hoạt. Nạn phá rừng kéo dài đã khiến nguồn nước ngày càng khan hiếm trầm trọng. Trong khi đó, thiếu nước sạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy như dịch tả, sốt thương hàn và kiết lỵ…

“Remains of the Forest ” (Tác giả: J Henry Fair – giải thưởng “Hành động vì môi trường và năng lượng”)

Bức ảnh ra đời trong bối cảnh một công ty điện đang đào xới rừng Hambach (Đức) gần 12.000 năm tuổi để khai thác than bùn. Rừng Hambach từng rộng bằng quận Manhattan, Mỹ (tương đương với diện tích 59,1km2) nhưng giờ đây chỉ 10% ngôi rừng còn tồn tại.

“Desperate Measures” (Tác giả: Neville Ngomane – giải thưởng “Nhiếp ảnh gia trẻ tuổi nhất vì môi trường”)

Các chuyên gia đang cưa sừng những chú tê giác. Việc này phải được thực hiện một lần trong vòng 12-24 tháng để ngăn chặn ý đồ của những kẻ săn trộm.

“Trash” (Tác giả: Sebnem Coskun)

Tình nguyện viên đang tham gia dự án “Zero Waste Blue” tại biển Bosphorus. Thói quen sống thiếu trách nhiệm của con người với môi trường đang biến đại dương trở thành một biển rác, hàng loạt sinh vật đại dương đang phải đối mặt với những cái bẫy đầy nguy hiểm.

“Sleep Fatigue” (Tác giả: Amdad Hossain)

Một người phụ nữ đang ngủ bên một bờ sông bẩn thỉu đầy rác thải, cảnh báo mức độ ô nhiễm môi trường đang ở ngưỡng báo động. Đây cũng là lời cảnh báo rằng nếu lối sống thiếu trách nhiệm với môi trường không thay đổi, cảnh tượng này sẽ là tương lai gần của toàn nhân loại.

The Plastic Quarry” (Tác giả: Aragon Renuncio)

Cậu bé này đang trùm lên đầu một chiếc túi nhựa, một hành động vui đùa của trẻ thơ nhưng lại ẩn chứa thực trạng khủng khiếp: có khoảng 380 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới mỗi năm, sản lượng tăng theo cấp số nhân từ 2,3 triệu tấn năm 1950 lên tới 450 triệu tấn vào năm 2015, mỗi ngày có khoảng 8 triệu đồ dùng nhựa tràn vào đại dương.

“Sweet Dreams” (Tác giả: Aragon Renuncio)

Một cô bé người Sahel – một khu vực ranh giới nằm giữa sa mạc Sahara và Sudan – đang say giấc nồng trên bàn học tại trường của mình. Sự biến đổi khí hậu đã gây ra 70 trận mưa lớn trong thập kỷ qua. Có lẽ chỉ có giấc ngủ mới khiến chúng ta tạm quên đi sự khủng hoảng đang diễn ra mỗi ngày.

“Sewing Net” (Tác giả: Trần Tuấn Việt)

Góp mặt trong cuộc thi nhiếp ảnh môi trường CIWEM 2019, tác giả Trần Tuấn Việt đã chụp cảnh may lưới ở Phú Yên. Khi trữ lượng cá giảm, phương pháp đánh bắt của ngư dân ngày càng cực đoan, như sử dụng lưới lỗ nhỏ để có thể bắt cả những con cá nhỏ.

“Invisible” (Tác giả: Valerie Leonard)

Đúng với tên gọi, bức ảnh đã nói lên sự nhỏ bé của con người tại bãi rác Sisdol ở Nepal. Những người lục lọi, mò mẫm trong biển rác cả ngày để tìm kiếm những vật có giá trị để bán. Nằm gần thủ đô Kathmandu, bãi rác này đã hoạt động từ năm 2005.

Thực hiện: Huyền My Trương

Nguồn Đẹp: https://dep.com.vn/loat-anh-khung-hoang-ben-vung-2019-he-lo-nhung-hau-qua-khung-khiep-tu-bien-doi-khi-hau/