Loạt nghề 4.0 từng bị xem thường, nhưng không phụ lòng người nỗ lực

Đối với những bạn trẻ dám dấn thân vào nghề 4.0, có một cảm giác sung sướng đặc biệt khi bản thân không cần phải nói một lời, chỉ cần để thành quả đạt được tự 'đập vào mắt' những người từng coi thường nó.

Youtuber, V-blogger, Fashionista, Games streamer, Food stylist, Creative content, Film reviewer… là những nghề 4.0 mới nổi khoảng 10 năm trở lại đây. Các nghề 4.0 này vốn xuất phát điểm từ những đam mê dị thường không được gia đình ủng hộ như nghiền game, mê xê dịch, thích nấu ăn, ham mặc đẹp… Nhưng theo thời gian, chúng dần trở thành nhóm nghề được các thương hiệu nổi tiếng săn đón hợp tác và mang đến nguồn thu nhập “phi thường”.

Trước đây, nói đến chơi game là các bậc phụ huynh sẽ mắng con lêu lổng, hư hỏng. Chơi game đồng nghĩa với không đậu đại học, không có nghề nghiệp ổn định, tương lai mù mịt… và tất tần tật mọi thứ tiêu cực nhất. Nhưng nghề game thủ, games streamer nay đã được công nhận. Game được nâng tầm thành mô thể thao điện tử E-sports. Thậm chí các công ty sản xuất game phải săn đầu người để tìm kiếm các tài năng chơi game với thu nhập khởi điểm 1.000USD, chưa kể thưởng tiền tỷ từ các giải thi đấu cấp quốc gia và quốc tế.

Ăn mặc xì-tai, ham làm đẹp, thích son phấn… xưa kia cũng bị coi là đua đòi, không có tương lai. Song ai ngờ rất nhiều Beauty blogger và Fashionista đã xuất hiện và trở thành người định hình phong cách thẩm mỹ cho giới trẻ. Họ hợp tác với các nhãn hàng cao cấp để thực hiện các chiến dịch quảng bá lớn, tận hưởng cuộc sống sang chảnh vi vu đó đây, thậm chí sở hữu cả thương hiệu thời trang riêng.

Mê thời trang, Youtuber “Giang ơi” từng làm Stylist, phóng viên thời trang, du học cử nhân ngành thiết kế thời trang và thạc sĩ ngành truyền thông thời trang…

Mê thời trang, Youtuber “Giang ơi” từng làm Stylist, phóng viên thời trang, du học cử nhân ngành thiết kế thời trang và thạc sĩ ngành truyền thông thời trang…

Nhiều người đến nay vẫn chẳng coi Fashionista là nghề. Vậy mà 4 năm qua, cái nghề này đã theo chân Châu Bùi từ những buổi chụp nhỏ lẻ đến sàn diễn quy mô thế giới. Những phong cách ăn mặc “lập dị” khác người… của cô nàng fashionista này đã trở thành xu hướng thời trang của giới trẻ, phủ sóng khắp các phương tiện truyền thông bằng các công cụ công nghệ thời 4.0 và mang tới nguồn thu nhập xứng đáng cho Châu Bùi.

Mê thời trang không kém Châu Bùi, Youtuber “Giang ơi” vẫn nhớ như in câu nói bà dì bảo với mẹ: “Con em cũng đòi đi học thời trang, em không cho nó đi học cái nghề linh tinh ấy”. Lúc đó Giang đứng ngay cạnh, 18 tuổi, đang chuẩn bị vác balo lên đường đi du học. Chớp mắt đã 10 năm kể từ ngày ấy, không cần phải liệt kê những gì Giang đã đạt được cũng như không cần phải chứng minh rằng ngành công nghiệp thời trang lớn cỡ nào, xã hội đều phải công nhận Giang.

Có một cảm giác sung sướng đặc biệt khi bản thân không cần phải nói một tiếng, chỉ cần để thành quả đạt được tự đập vào mắt những người từng coi thường bạn. Hãy tận hưởng cảm giác bị đánh giá thấp ngày hôm nay và kiên quyết đi theo con đường mình đã chọn. Bởi vì một ngày kia, sau một núi nỗ lực và miệt mài, cảm giác đạt được mục tiêu sẽ ngọt ngào gấp ngàn lần. Có lẽ việc mình giỏi nhất là cứ làm, dù chỉ có mình tin mình, dù có bị cười chê. Có một câu mình rất tâm đắc, đó là: Hãy nỗ lực trong im lặng và để thành quả lên tiếng”, Youtuber “Giang ơi” nói.

Được mọi người biết tên với nhiều cương vị, mà thành công nhất là “Giám đốc Sáng tạo”, Denis Đặng cũng chọn chạy theo đam mê nhiếp ảnh để rồi biến thành nghề 4.0 tự lúc nào không hay. Phiên bản Denis Đặng 1.0 có tên là Đặng Đức Hiếu, một “cậu ấm” tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương với tấm bằng xuất sắc khoa tài chính ngân hàng. Denis tự nhận mình lưỡng lự trong mọi chuyện, ngoại trừ duy nhất một quyết định: Dám vượt qua kỳ vọng ổn định của gia đình để dấn thân vào con đường sáng tạo mà mình yêu thích.

Denis đã chọn nghề Giám đốc Sáng tạo - một nghề 4.0 thú vị khi luôn được nhìn sắc màu cuộc sống qua nhiều lăng kính mới lạ, khi thước đo duy nhất của mỗi dự án là phải bất ngờ, lôi cuốn mà không lặp lại. Mình giỏi rất nhiều việc, nhưng mình giỏi nhất là cứ đu đưa theo đam mê sáng tạo mà lướt thôi”, chàng trai sinh năm 1993 cho biết.

Ước mơ không bao giờ là viển vông, nếu bạn biến nó thành công việc thật sự”, đó cũng là lý do đưa Meo Thùy Dương đến với nghề Food stylist. 8 tuổi, người lớn hỏi Dương học giỏi Toán hay Văn, thì Dương nói mình giỏi Vẽ. 18 tuổi bạn bè thi đại học toàn ngành hot, thì Dương xém bỏ thi vì không thấy hợp ngành nào. 25 tuổi các bạn đi làm ổn định, thì Dương mới bắt đầu theo đuổi ước mơ làm nghệ thuật mà từ nhỏ ai cũng nói phi thực tế. Và giờ Dương đã sở hữu công ty chuyên trang trí ẩm thực truyền cảm hứng tới mọi người, biến món ăn dung dị thành bức ảnh nghệ thuật, thúc đẩy ngành ẩm thực nước nhà phát triển.

Phải thừa nhận rằng là các bạn trẻ thời nay hết sức năng động, bắt nhịp với kỷ nguyên công nghệ 4.0 rất nhanh. Các bạn tự tin dám nghĩ dám làm và tạo ra đột phá trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong mảng nghề nghiệp. “Làm điều không thể” là gen, là khí chất giúp họ vượt qua mọi khó khăn và rào cản để theo đuổi đam mê. Với nhiệt huyết và sáng tạo là sức mạnh, chỉ cần thêm quyết tâm làm đến cùng, thôi thúc mở lối đi riêng, bạn có thể kiến tạo nên những nghề nghiệp 4.0 chưa từng có trong lịch sử.

Đó cũng chính là triết lý của Samsung, không ngừng khám phá, thay đổi, phát minh và tái định nghĩa mọi chuẩn mực. Vì sáng tạo là không giới hạn, để tạo ra những sản phẩm công nghệ mới mẻ phục vụ nhu cầu người dùng và nâng tầm cuộc sống. Vì thế giới cần những đột phá để kiến tạo nên tương lai tốt đẹp hơn. Con đường hiện thực hóa ước mơ và đam mê luôn đầy rẫy rào cản và thử thách, nhưng khi bạn quyết tâm làm, Samsung quyết cùng bạn kiến tạo điều không thể.

Huyền Trần

Nguồn Thế Giới Trẻ: https://thegioitre.vn/loat-nghe-4-0-tung-bi-xem-thuong-nhung-khong-phu-long-nguoi-no-luc-84077.html