Lộc Bình: Chú trọng phát triển mô hình chăn nuôiTin khácChủ động chuẩn bị điều kiện tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuôỉThể lệ tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm 'Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh' năm 2022

Thời gian qua, cùng với sự chủ động của người dân, UBND huyện Lộc Bình đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân phát triển kinh tế, đặc biệt là các mô hình chăn nuôi. Nhờ đó, từng bước nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.'Hiện nay, việc phát triển các mô hình chăn nuôi trên địa bàn được Nhân dân tích cực triển khai thực hiện và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục cân đối nguồn vốn từ các chương trình để hỗ trợ bà con mở rộng sản xuất, đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền người dân chăn nuôi gắn với an toàn sinh học để phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo đàn vật nuôi phát triển và đem lại hiệu quả cao nhất'.

Điển hình như gia đình chị Bế Thị Hồng Nụ, thôn Nà U, xã Lợi Bác chăn nuôi gà thương phẩm từ năm 2018. Trung bình một năm, sau khi trừ chi phí, chị có thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Đến nay, chị duy trì và phát triển mô hình với tổng đàn trên 1.000 con.

Thành viên Hợp tác xã Thành Lộc, xã Thống Nhất kiểm tra gà giống

Thành viên Hợp tác xã Thành Lộc, xã Thống Nhất kiểm tra gà giống

Chị Nụ cho biết: Nhận thấy diện tích vườn rộng, thích hợp chăn thả gà, năm 2018, tôi đã vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mua 1.200 con giống về nuôi. Sau 6 tháng chăm sóc, tôi xuất bán và trả hết tiền vay, số còn lại tôi tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất. Theo đó, tôi duy trì mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa khoảng 1.500 con gà. Trong quá trình phát triển mô hình, năm 2020, tôi được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện hỗ trợ 500 con gà giống, đây cũng là nguồn động viên cho gia đình làm kinh tế. Hiện nay, tôi tiếp tục nhập 1.000 giống gà 6 ngón Mẫu Sơn để mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển kinh tế.

Cũng đầu tư vào chăn nuôi, gia đình anh Vi Văn Hiệu, thôn Hợp Nhất, xã Thống Nhất phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản. Năm 2015, gia đình anh mua 5 con bò lai sinh sản. Theo chu kỳ, hơn 1 năm, bò sẽ sinh 1 lứa; tùy theo nhu cầu thị trường, gia đình anh sẽ xuất bán bò giống hoặc bò thương phẩm. Nhờ đó, thu nhập gia đình được nâng lên, 3 năm trở lại đây, mỗi năm, gia đình anh xuất bán 2 hoặc 3 con bò, sau trừ chi phí, thu nhập 160 triệu đồng/năm.

Anh Hiệu cho biết: Chăn nuôi bò không tốn nhiều thời gian, tỷ lệ rủi ro thấp nên tôi đã tuyên truyền bà con trong xã cùng thực hiện. Đến nay, xã đã có 10 hộ phát triển mô hình với tổng đàn trên 110 con. Để phát triển mô hình, hiện nay, UBND xã đã hướng dẫn gia đình tôi hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo Nghị Quyết 08 ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh và Nghị quyết 15 ngày 17/7/2021 (sửa đổi bổ sung Nghị quyết 08) về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 với số tiền vay 500 triệu đồng.

Không chỉ hai mô hình chăn nuôi trên, thời gian qua, để chăn nuôi phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế, Phòng NN&PTNT huyện đã rà soát, sử dụng các nguồn vốn để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi và mở rộng quy mô sản xuất. Đơn cử, từ năm 2020 đến nay, từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, Phòng NN&PTNT huyện đã hỗ trợ 4 hộ tại xã Khuất Xá và xã Lợi Bác mỗi hộ 500 con gà Tiên Yên giống và thức ăn chăn nuôi với tổng kinh phí 150 triệu đồng, người dân đối ứng 600 triệu đồng.

Ngoài ra, từ nguồn vốn phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2020, Phòng NN&PTNT huyện đã cân đối hỗ trợ 400 triệu đồng phát triển mô hình liên kết chăn nuôi bò, dê tại xã Tam Gia và hỗ trợ 200 triệu đồng phát triển chăn nuôi gà tại xã Tú Mịch với tổng đàn 2.000 con.

Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, Phòng NN&PTNT huyện đã đẩy mạnh tuyên tuyền, hỗ trợ người dân vay vốn theo Nghị quyết 08 và Nghị quyết 15 để phát triển chăn nuôi. Kết quả đến nay, toàn huyện đã có 4 hộ được giải ngân với tổng 5,5 tỷ đồng phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Để các mô hình phát triển thuận lợi, cơ quan chuyên môn của huyện còn tổ chức nhiều lớp tập huấn lồng ghép về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh. Từ năm 2020 đến nay, Phòng NN&PTNT huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức được 294 cuộc tập huấn cho trên 12.000 lượt người.

Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và sự chủ động của người dân, đến nay, trên địa bàn huyện đã có trên 50 mô hình chăn nuôi (năm 2018 chỉ có 10 mô hình) đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, thu nhập sau khi trừ chi phí đạt từ 100 triệu đồng/mô hình/năm trở lên như: chăn nuôi gia cầm quy mô từ 500 con trở lên (hiện toàn huyện có khoảng 390 nghìn con), mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô 8 đến 10 con (hiện toàn huyện có trên 6.700 con), tổng đàn ngựa khoảng 1.500 con… tập trung tại các xã: Lợi Bác, Khuất Xá, Thống Nhất, Đồng Bục.

Ông Nguyễn Hữu Thuân, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện

CÁT TIÊN

TRIỆU THÀNH - HOÀNG TÙNG

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/kinh-te/489572-loc-binh-chu-trong-phat-trien-mo-hinh-chan-nuoi.html