Lợi ích tuyệt vời của thịt vịt với bà bầu và thai nhi nhiều người không biết

Nhiều người đồn đại ăn thịt vịt lúc mang thai sẽ khiến con sinh ra có bàn chân có màng giống chân vịt. Tuy nhiên, thực chất mẹ bầu ăn thịt vịt cực kỳ có lợi, chỉ cần đảm bảo thịt sạch và chế biến cẩn thận là được.

Các món ăn chế biến từ thịt vịt với hương vị hấp dẫn luôn được nhiều người ưa chuộng. Tài liệu y học hiện đại cho biết thịt vịt mang lại giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao với các khoáng chất cần thiết như canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin E... Đặc biệt, hàm lượng protein trong thịt vịt cao hơn rất nhiều so với thịt bò, thịt lợn, cá, trứng. Đối bà bầu, ăn thịt vịt trong thai kỳ chính là cách đơn giản tiếp nhận nguồn dưỡng chất tự nhiên phong phú nhằm thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn thịt vịt có tốt không?

Bà bầu ăn thịt vịt sẽ giúp cung cấp đủ nguồn protein dồi dào trong thời kỳ mang thai. Protein trong thịt vịt cấu thành từ các amino axit cần thiết giúp bà bầu có một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng. Ước tính, 100g thịt vịt sẽ cung cấp khoảng 22,5g protein. Dưỡng chất quan trọng này sẽ giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ làn da, giúp thai nhi tăng cường sức khỏe.

Thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào

Thịt vịt là nguồn cung cấp hàm lượng kẽm lý tưởng cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Theo đó, 100g thịt vịt sẽ cung cấp khoảng 2,3mg kẽm, chiếm 24% nhu cầu hàng ngày của phụ nữ mang thai.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các enzym, các nhân tố không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa tế bào, giúp cơ thể bà bầu khỏe mạnh. Thành phần này còn giúp bà bầu tăng sức đề kháng trong thời kỳ mang thai.

Tăng cường hệ miễn dịch

Thịt vịt là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời. 100g thịt vịt chứa khoảng 1,9mg kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt hoạt động của các enzyme. Điều này rất cần thiết để quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch trong thời gian mang thai.

Ngừa nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp trong thai kỳ

Thịt vịt chứa hàm lượng selen rất cao. 100g thịt vịt chứa khoảng 14mg selen. Selen đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh một số chức năng của các enzyme trong cơ thể. Ngoài ra, khoáng chất này cũng giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp nên hạn chế nguy cơ mắc phải các vấn đề về tuyến giáp trong thai kỳ.

Ngừa dị tật bẩm sinh

Thịt vịt giàu vitamin B5 và vitamin B12. Một khẩu phần 300g thịt vịt chứa 1,6 mg vitamin B5, đáp ứng 32% nhu cầu tiêu thụ vitamin B5 hàng ngày. Ngoài ra, một khẩu phần thịt vịt chứa 0,4 mg vitamin B12, đáp ứng 12% lượng khuyến cáo dùng vitamin B12 hàng ngày.

Cả hai loại vitamin này thúc đẩy hoạt động của hệ thống thần kinh trong thời gian mang thai.Vitamin B5 giúp sản xuất các hóa chất có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu thần kinh. Vitamin B12 giúp bảo vệ thần kinh khỏi tổn thương, cũng như ngăn ngừa các nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh

Theo MomJunction, vitamin B5, vitamin B12 và một số vitamin nhóm B khác trong thịt vịt có tác dụng rất lớn đối với hệ thần kinh bà bầu trong thời kỳ mang thai.

Vitamin B5 (axit pantothetic) giúp cơ thể bà bầu sản xuất các hormone, cholesterol, hỗ trợ quá trình chuyến hóa carbohydrate, protein và chất béo. Vitamin B5 cũng là dưỡng chất cần thiết cho nhiều phản ứng hóa học cấp độ tế bào trong cơ thể bà bầu.

Trong khi đó, vitamin B12 giúp bà bầu tránh những thương tổn nhất định đối với hệ thần kinh và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Giảm nguy cơ thiếu máu

Cơ thể bạn cần rất nhiều tế bào hồng cầu trong thời gian mang thai để đảm bảo bạn và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thịt vịt rất giàu chất sắt, điều này giúp tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu. Vì vậy, ăn nhiều thịt vịt trong thời gian mang thai giúp tăng tế bào hồng cầu và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.

Lưu ý khi mẹ bầu chế biến thịt vịt

- Không ăn thịt vịt cùng quả óc chó, mộc nhĩ, thịt rùa đen, thịt ba ba, cháo đậu.

- Mộc nhĩ đen, ba ba là những món cấm kỵ với thai phụ. Thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Mộc nhĩ đen làm tử cung hưng phấn, thu hẹp, dễ dẫn đến sảy thai.

- Bầu bị cảm chưa khỏi hẳn thì chưa nên ăn. Do thịt vịt có tính lạnh, bổ âm nên những người đang ốm dở thì tốt nhất là chưa ăn thịt vịt vội. Nếu muốn bồi bổ sức khỏe, bạn nên đợi khỏi hẳn cảm cúm.

- Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận, hay thịt ba ba.

Theo Em đẹp

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/me-be/loi-ich-tuyet-voi-cua-thit-vit-voi-ba-bau-va-thai-nhi-nhieu-nguoi-khong-biet-803720.html