Lòng nhân ái của một thương binh nặng

Anh Nguyễn Xuân Thượng, ngụ tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh là thương binh hạng 1/4, bị cụt hai chân. Thế nhưng, những năm qua, anh đã nỗ lực vượt khó vươn lên xây dựng cuộc sống, đồng thời tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, giúp đỡ nhiều đồng đội, người dân nghèo. Đặc biệt, anh đã tình nguyện hơn 30 lần hiến máu nhân đạo…

Châ%3ḅp choạng tối, chúng tôi gặp anh Thượng trở về nhà sau chuyến giao hàng may gia công. Khuôn mặt vẫn còn lấm tấm mồ hôi, anh vui vẻ trò chuyện với khách: “Công viê%3ḅc tuy vất vả nhưng càng làm, tôi càng thấy mình khỏe hơn, vui hơn vì được chia sẻ với nhiều người. Viê%3ḅc hiến máu nhân đạo của tôi cũng là cái duyên. Vào cuối tháng 1-2004, đúng dịp Tết cổ truyền, vợ chồng tôi tất bâ%3ḅt giao hàng tại quâ%3ḅn 1. Khi đi ngang qua một cơ sở y tế, thấy người ta treo băng-rôn vâ%3ḅn đô%3ḅng hiến máu nhân đạo, có nhiều người tham gia, tôi bảo vợ ghé vào. Sau khi vợ tôi hiến máu xong, đến lượt tôi. Nhưng thấy tôi cụt hai chân, các bác sĩ rất ái ngại. Có người nói, anh là người tàn tâ%3ḅt không thể hiến máu được. Tôi nói mình là thương binh chứ không phải người tàn tâ%3ḅt. Dù cơ thể không lành lặn nhưng tôi không có bệnh gì cả. Tôi muốn được hiến máu cứu người. Thế là các bác sĩ, nhân viên y tế vui vẻ chiều ý tôi".

Anh Thượng xúc đô%3ḅng: “Tôi sống được đến hôm nay cũng là nhờ đồng đô%3bị cưu mang, các thầy thuốc tâ%3ḅn tâm cứu chữa. Mỗi lần hiến máu cứu người, tôi thấy vui, hạnh phúc với viê%3ḅc làm của mình. Thấy tôi tình nguyê%3ḅn hiến máu, các cháu sinh viên trong khu nhà trọ và nhiều bà con khu phố cũng tình nguyê%3ḅn tham gia hiến máu nhân đạo. Đến nay, tôi đã hơn 30 lần hiến máu”.

Thương binh Nguyễn Xuân Thượng thường dành thời gian rảnh rỗi sau giờ làm việc để đọc sách, báo.

Những năm qua, anh Thượng cùng các cựu chiến binh (CCB) thành lâ%3ḅp Quỹ “CCB giúp nhau vượt khó”. Từ năm 2010 đến nay, anh và các thành viên đã góp hơn 40 triê%3bụ đồng giúp đỡ những đồng đô%3bị có hoàn cảnh khó khăn, bê%3ḅnh tâ%3ḅt...

Là người con của xứ dừa Bến Tre, tháng 8-1980, Nguyễn Xuân Thượng tình nguyê%3ḅn nhâ%3ḅp ngũ vào phân đô%3bị trinh sát thuô%3ḅc Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 31 (Sư đoàn 309, Quân đoàn 4) làm nhiê%3ḅm vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia. Anh trực tiếp tham gia 20 trâ%3ḅn đánh. Ngày 25-4-1984, anh cùng đồng đô%3bị tiến hành trinh sát các căn cứ lõm ở huyê%3ḅn Xixôphôn, tỉnh Xiêm Riê%3ḅp. Đang bí mâ%3ḅt tiếp cận mục tiêu thì anh vấp phải mìn của địch và bị thương nặng. Đôi chân của anh phải cắt đi cắt lại hai lần, cụt đến đùi, mất 91% sức khỏe...

Chị Lai Thị Mai (vợ anh Thượng), kể: "Những năm ấy, vào dịp lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần, tôi thường cùng đoàn viên, thanh niên địa phương tổ chức đến thăm, tặng quà, trò chuyê%3ḅn với thương binh. Thấy thương tật của anh Thượng, tôi rất xúc đô%3ḅng… Tôi đến thăm anh nhiều hơn. Anh cũng không ngần ngại nhờ tôi hỗ trợ một số viê%3ḅc. Tình cảm giữa anh và tôi nảy sinh từ đó. Mặc dù bị nhiều người ngăn cản vì lo lắng cho tương lai của chúng tôi, song đầu năm 1987, chúng tôi vẫn quyết định chính thức nên duyên vợ chồng…”.

Sau ngày cưới, anh chị dắt díu nhau về Tây Ninh, sinh sống bằng gánh hàng rong của chị Mai và tiền trợ cấp thương tâ%3ḅt ít ỏi của anh Thượng. Thương vợ vất vả, anh Thượng tâ%3ḅp tễnh trên đôi nạng đến chợ Đồng Pan học nghề sửa khóa. Anh chia sẻ: “Công viê%3ḅc vất vả đòi hỏi tính kiên trì, cẩn thâ%3ḅn, tôi phải đứng mô%3ḅt chỗ trên đôi chân giả để sửa khóa từ sáng sớm đến khuya, nên thân thể đau nhừ, không ít lần phải nhâ%3ḅp viê%3ḅn”. Cuối năm 1990, anh Thượng học thêm nghề may và chuyển về ở nhờ nhà người thân tại phường 8, quâ%3ḅn Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh). Hằng ngày, anh đi hàng chục ki-lô-mét trong thành phố để giao, nhâ%3ḅn, tìm nguồn hàng; công viê%3ḅc bâ%3ḅn rô%3ḅn cả ngày lẫn đêm. Tháng 1-2003, anh Thượng quyết định thành lâ%3ḅp cơ sở may gia công, tạo viê%3ḅc làm cho 30 lao đô%3ḅng nghèo, bô%3ḅ đô%3bị xuất ngũ, con em gia đình chính sách trên địa bàn. Dần dần anh chị xây được nhà khang trang. Năm 2006, anh được bà con tín nhiê%3ḅm bầu làm tổ trưởng tổ dân phố...

Anh Thượng chia sẻ: “Tôi cũng từng là người lao đô%3ḅng vất vả nên khi được bà con tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ dân phố, tôi rất thấu hiểu tâm tư, vướng mắc, khó khăn của người dân. Nếu những vướng mắc không giải quyết kịp thời sẽ trở thành những bức xúc, có thể sẽ làm mất lòng tin của người dân vào chính quyền cơ sở và phát sinh mâu thuẫn mới, phức tạp, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng. Do vâ%3bỵ, để thực hiê%3ḅn các chủ trương của Đảng, tôi phải đến từng gia đình để phổ biến, thuyết phục. Qua đó tôi cũng nắm được tâm tư, vướng mắc của bà con, kịp thời đề xuất với chính quyền biện pháp xử lý”.

Những năm qua, anh Nguyễn Xuân Thượng đã đề xuất với khu phố và phường xây dựng quy chế bảo đảm an ninh trâ%3ḅt tự; phòng, chống tô%3bị phạm; chế đô%3ḅ hô%3bị họp, sinh hoạt… góp phần xây dựng khu phố văn minh, nghĩa tình. Mỗi năm khu phố còn vâ%3ḅn đô%3ḅng các nhà hảo tâm trao 10 suất học bổng tặng học sinh nghèo. Anh Thượng có nhiều tâ%3ḅp sách về Bác Hồ và gương điển hình tiên tiến để đọc trong những lúc nghỉ ngơi sau giờ làm viê%3ḅc. Bằng nhiệt huyết và lòng nhân ái, sự nỗ lực phấn đấu vượt qua thương tật, góp phần tích cực xây dựng khu phố và cống hiến vì cộng đồng, hơn 10 năm qua, thương binh Nguyễn Xuân Thượng đã được UBND TP Hồ Chí Minh và các cấp tặng hơn 100 bằng khen, giấy khen.

Bài và ảnh: NGUYỄN DUY HIỂN

Nguồn QĐND: http://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/cuoc-thi-viet-nhung-tam-guong-binh-di-ma-cao-quy-lan-thu-9-2017-2018/long-nhan-ai-cua-mot-thuong-binh-nang-523800