Lực lượng hạt nhân Nga đã kìm chế cái 'đầu nóng' của phương Tây

Việc Nga tuyên bố chuyển lực lượng hạt nhân của nước này, có thể được kích hoạt bất cứ lúc nào; điều này khiến những 'đầu nóng' phương Tây 'hạ nhiệt'.

Vào ngày 27/2/2022, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho lực lượng răn đe của Nga, chuyển sang trạng thái “sẵn sàng chiến đấu đặc biệt”.

Vào ngày 27/2/2022, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho lực lượng răn đe của Nga, chuyển sang trạng thái “sẵn sàng chiến đấu đặc biệt”.

Trạng thái “sẵn sàng chiến đấu đặc biệt”, là cấp độ cao nhất, trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị tên lửa chiến lược Nga. “Sẵn sàng chiến đấu đặc biệt” có nghĩa là vũ khí đã sẵn sàng. Lúc này, “nút đỏ” hoặc “vali hạt nhân” có thể được kích hoạt bất cứ lúc nào.

Nga có ba vali hạt nhân gồm của Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng. Một hệ thống như vậy, sẽ đảm bảo rằng, không có gì có thể xảy ra sai sót trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Khi ở trong “Trạng thái sẵn sàng chiến đấu đặc biệt”, lúc này các nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng hạt nhân chiến lược theo các tình huống. Có nghĩa là quân đội Nga, có thể sử dụng vũ khí chiến lược để chống lại cuộc xâm lược; lúc này “nút đỏ” có thể được kích hoạt bất cứ lúc nào.

Vì vậy về tổng thể, ý nghĩa của “sẵn sàng chiến đấu đặc biệt” là mức độ răn đe chiến lược cao nhất, đó cũng là “xương sống” cho sức mạnh chiến đấu của Quân đội Nga. Mục đích nhằm ngăn chặn sự xâm lược (và ý định xâm lược), thông qua việc sử dụng các loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả vũ khí hạt nhân.

Lực lượng răn đe chiến lược của Nga bao gồm lực lượng tấn công và phòng thủ. Lực lượng tấn công chiến lược được gọi là “bộ ba hạt nhân” bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), máy bay ném bom chiến lược, tàu chiến và tàu ngầm.

Các chuyên gia quân sự Nga cho biết: “Sự răn đe chủ yếu là vũ khí tấn công chiến lược, số này bao gồm tên lửa xuyên lục địa phóng từ mặt đất (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, máy bay ném bom chiến lược hạng nặng (Tu-95, Tu-160 và Tu-22); đây là vũ khí của các lực lượng tấn công chiến lược”.

Lực lượng răn đe hạt nhân Nga quan trọng nhất là hệ thống tên lửa đất đối đất di động Yars, được triển khai trên lãnh thổ Nga và có thể tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân, chống lại một mục tiêu nhất định, từ bất kỳ trận địa nào.

Thành phần quan trọng thứ hai là các tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo, cũng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu ở các khu vực cụ thể của đại dương trên thế giới và cũng thường được điều chỉnh để tấn công kẻ thù tiềm tàng.

Thành phần thứ ba là máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95M, được trang bị tên lửa hành trình Kh-55 với tầm bắn 3.500 km và tên lửa hành trình Kh-102 có tầm bắn hơn 5.000 km.

Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, hệ thống răn đe hạt nhân của Nga vẫn ở chế độ thông thường; lúc này một số hệ thống ICBM vào các vị trí trận địa chiến đấu, một số vẫn trong doanh trại, bảo dưỡng. Trên biển, một số tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật.

Khi Tổng thống Nga hạ lệnh nâng cấp lên “khả năng sẵn sàng chiến đấu đặc biệt”, lúc này mục tiêu (cụ thể là các nước NATO và Mỹ) được đưa vào bộ nhớ máy tính kỹ thuật số của đầu đạn. Hệ thống vệ tinh liên tục quét mục tiêu, để đưa ra các thông số cho tên lửa. Giai đoạn tiếp theo là mở mã phóng tên lửa, và phóng tên lửa.

Việc Nga chuyển sang trạng thái “sẵn sàng chiến đấu đặc biệt”, đồng nghĩa với việc các tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân của nước này (cả trên mặt đất, trên không và dưới lòng biển), có thể được kích hoạt bất cứ lúc nào. Lúc này tên lửa di chuyển và triển khai tới vị trí phóng.

Ngoài ra, các máy bay ném bom chiến lược, mang tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân của bộ ba chiến lược của Nga đang được chuẩn bị, và một số tàu ngầm hạt nhân chiến lược đã rời quân cảng và lặn xuống biển sâu để chờ lệnh tiếp theo.

Trạng thái “Sẵn sàng chiến đấu đặc biệt” khác với “răn đe”; nếu “trạng thái răn đe” là sự hiện diện vũ khí hạt nhân, trong kho vũ khí của một quốc gia, thì “sẵn sàng chiến đấu đặc biệt” có nghĩa là hoàn thành việc lắp đặt đầu đạn hạt nhân vào tên lửa và tính toán dữ liệu mục tiêu, cũng như chuẩn bị cho việc phóng tên lửa hạt nhân.

Điều này có nghĩa là tất cả các loại vũ khí hạt nhân của Nga sẽ ở chế độ chờ và lúc này, mục tiêu đã được xác định và dữ liệu liên quan đã được nạp sẵn sàng. Nếu có lệnh, tên lửa sẽ thực hiện tấn công hạt nhân vào mục tiêu và điều này, thực sự làm những cái “đầu nóng” của phương Tây “hạ nhiệt”.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/luc-luong-hat-nhan-nga-da-kim-che-cai-dau-nong-cua-phuong-tay-1678812.html