Lưới lửa phòng thủ 2 tầng Mỹ bất động tại Vùng Xanh

Dù đã triển khai ít nhất hai tầng phòng thủ để bảo vệ Vùng Xanh tại Iraq nhưng phòng thủ Mỹ vẫn để tên lửa tấn công vào khu vực này.

Theo trang Sputnik tiếng Arap, Vùng Xanh tại Iraq - nơi đặt đại sứ quán Mỹ hôm 19/7 lại trở thành mục tiêu tấn công của 2 quả đạn phản lực. "Hai quả đạn Katyusha tấn công vào thẳng Vùng Xanh trưa ngày 19/7 (giờ địa phương). Vụ tấn công không gây thương vong", nguồn tin cho biết.

Đây là lần thứ 3 kể từ đầu tháng 7/2020, Vùng Xanh bị tấn công bởi lực lượng bí ẩn. Cuộc tấn công đầu tiên xảy ra hôm 5/7 khi một số tên lửa đồng thời tấn công vào gần sân bay và Vùng Xanh.

Hệ thống Patriot PAC3 với S-400.

Hệ thống Patriot PAC3 với S-400.

Trong cuộc tấn công này, hệ thống Patriot phiên bản nâng cấp PAC-3MSE được ghi nhận đã chặn thành công ít nhất 1 quả đạn, trong khi một số quả còn lại rơi xuống khu vực này như không gây thương vong.

Sau đó đúng 2 ngày, một vụ tấn công tiếp theo cũng nhằm vào khu vực đại sứ quán Mỹ tại Iraq. Có ít nhất 2 quả đạn rơi xuống đất trong khi một số quả đã bị đánh chặn. Phía Mỹ cho rằng, những cuộc tấn công đều do lực lượng vũ trang do Iran hậu thuẫn thực hiện.

Điều đặc biệt là vụ đánh chặn này diễn ra sau khi lực lượng Mỹ tại Iraq tuyên bố đã hoàn thành triển khai và đưa vào hoạt động phiên bản mới nhất PAC-3MSE và hệ thống đánh chặn C-RAM tại khu vực căn cứ Mỹ gần sân bay Baghdad và Vùng Xanh.

Như vậy, khu vực trọng điểm này của Mỹ đã được bảo vệ bằng lưới lửa phòng thủ 2 tầng mạnh nhất hiện có của nước này. Tuy nhiên, tên lửa vẫn tấn công và người Mỹ có lý do để lo lắng bởi trong lần đánh chặn đầu tiên hôm 5/7, chỉ 1 trong 2 quả đánh chặn.

Trong vụ tấn công hôm 19/7, cả 2 hệ thống C-RAM và PAC-3MSE đều không có phản ứng nào khi tên lửa dội vào Vùng Xanh. Hiện Mỹ chưa có tuyên bố chính thức nào về vụ tấn công mới này.

Theo Sputnik, chính thành tích đánh chặn không thất thường của vũ khí phòng thủ Mỹ là nguyên nhân khiến một số đồng minh của nước này tại Trung Đông có kế hoạch mua vũ khí phòng thủ Nga.

Người đứng đầu Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Nga Dmitry Shugaev cho biết trong 5 năm qua, Nga đã xuất khẩu hơn 2 tỷ USD vũ khí cho các nước Trung Đông mỗi năm.

Ông Shugaev cũng cho biết thêm rằng tổng kim ngạch xuất khẩu thiết bị quân sự của Nga sang khu vực này chiếm khoảng 10-20% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga.

Hiện tổng kim ngạch xuất khẩu quân sự tổng thể của Nga ước đạt khoảng 50 tỷ USD. Nga đang ngày càng thể hiện vai trò của một đối tác quan trọng ở Trung Đông thông qua chiến lược chủ động, can dự tích cực vào các vấn đề khu vực trong nhiều năm qua.

Thời gian gần đây, Nga đã có nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự và mua bán vũ khí ở Trung Đông, trong đó có các thương vụ chuyển giao S-300 tới Syria, S-400 tới Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều hợp đồng quân sự, vũ khí khác với các nước trong khu vực.

Vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia hồi tháng 9/2019 khiến nước này phải giảm một nửa sản lượng khai thác, càng làm thay đổi quan điểm của các nước Trung Đông vốn lâu nay phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí từ Mỹ.

Chỉ vài giờ sau các vụ tấn công, công ty quốc doanh chuyên xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport đã đánh tiếng sẽ đàm phán với các nước Trung Đông về việc bán các hệ thống vũ khí mới chống máy bay không người lái (UAV) trinh sát và tấn công, cũng như các vũ khí tấn công trên không khác.

Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga (FSVTS) cho biết Nga và Saudi Arabia đang thảo luận việc thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống hệ thống tên lửa phòng không S-400 sau vụ tấn công vào nhà máy dàu chỉ 2 tháng.

FSMTC lưu ý rằng có khả năng xây dựng hệ thống phòng không của Saudi Arabia bằng các hệ thống khác của Nga. S-400 Triumf được coi là hệ thống phòng thủ tầm xa tiên tiến nhất thế giới hiện nay, có thể tiêu diệt các vật bay trong phạm vi 400 km, bao gồm máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo hoạt động ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu là 7 km/s.

Nga hiện bố trí 16 trung đoàn với hàng chục tổ hợp S-400 trên khắp đất nước. Mẫu vũ khí phòng không này của Nga đã được xuất khẩu tới Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuấn Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/luoi-lua-phong-thu-2-tang-my-bat-dong-tai-vung-xanh-3414793/