Lương nhà giáo được xếp ưu tiên cao nhất

Nhà giáo là ngành nghề được xếp lương cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập. Đây là những điểm mới trong Dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo và xin ý kiến.

Dự thảo Luật Nhà giáo có 5 chính sách cơ bản gồm: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo. Các chính sách được nêu tại dự thảo nhằm kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo, từ đó tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác.

Nội dung nhận được sự quan tâm tại Dự thảo Luật Nhà giáo là vấn đề về tiền lương. Dự thảo quy định nhà giáo được xếp lương cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập.

Điểm mới về tiền lương của nhà giáo trong dự thảo luật đang được Bộ GD&ĐT soạn thảo và xin ý kiến.

Điểm mới về tiền lương của nhà giáo trong dự thảo luật đang được Bộ GD&ĐT soạn thảo và xin ý kiến.

Lương cơ bản chiếm 70%, phụ cấp chiếm 30% tổng tiền lương. Ngành giáo dục sẽ được hưởng phụ cấp theo nghề, mức phụ cấp theo nghề của nhà giáo là cao nhất trong số các phụ cấp theo nghề của các ngành nghề được hưởng phụ cấp theo nghề.

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Một trong những quy định mới thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội được nêu trong Dự thảo Luật Nhà giáo là quy định chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Đây là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người đạt tiêu chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định. Bộ GD&ĐT cho biết việc cấp chứng chỉ hành nghề sẽ giúp nâng cao vị thế của nhà giáo, nhằm phân biệt với những "nhà giáo tự xưng" trên mạng xã hội - vốn không đủ tiêu chuẩn dạy học.

Một nhà giáo có thể có nhiều chứng chỉ hành nghề.

Một nhà giáo có thể có nhiều chứng chỉ hành nghề.

Đây không phải là tăng cường quản lý nhà giáo, tăng thêm sức ép về văn bằng, chứng chỉ đối với nhà giáo mà để phát triển nhà giáo. Một nhà giáo có thể có nhiều hơn một chứng chỉ theo nhu cầu và năng lực của nhà giáo đó. Trong lúc chúng ta đang tinh giản bộ máy công chức và viên chức thì một người có thể làm nhiều việc nếu họ có năng lực.

Ông Phạm Ngọc Thưởng - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để không gây xáo trộn khi áp dụng quy định về chứng chỉ hành nghề, dự thảo Luật Nhà giáo đã tính toán phương án chuyển tiếp thuận lợi cho 1,6 triệu nhà giáo được tuyển dụng vào ngành trước khi luật có hiệu lực sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề mà không cần sát hạch. Các nhà giáo đã nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng, cũng được cấp chứng chỉ hành nghề để ghi nhận những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục hoặc sử dụng để tiếp tục hoạt động nghề nghiệp.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/luong-nha-giao-duoc-xep-uu-tien-cao-nhat-238519.htm