Lý do Ấn Độ nói không với tiêm kích Gripen-39 Thụy Điển?

Giá máy bay Gripen chỉ bằng một nửa so với Rafale và cả hai loại đều được trang bị tên lửa giống hệt nhau; nhưng Quân đội Ấn Độ vẫn quyết nói không với Gripen.

Mặc dù máy bay chiến đấu Gripen của SAAB đã thất bại trong gói thầu MMRCA của Ấn Độ trước Rafale của Pháp vào năm 2012. Nhưng gần đây, SAAB đang nỗ lực để bán máy bay chiến đấu Gripen NG của họ cho Ấn Độ, khi Không quân Ấn Độ đang tìm cách thay thế 114 máy bay cũ, từ thời Liên Xô.

Mặc dù máy bay chiến đấu Gripen của SAAB đã thất bại trong gói thầu MMRCA của Ấn Độ trước Rafale của Pháp vào năm 2012. Nhưng gần đây, SAAB đang nỗ lực để bán máy bay chiến đấu Gripen NG của họ cho Ấn Độ, khi Không quân Ấn Độ đang tìm cách thay thế 114 máy bay cũ, từ thời Liên Xô.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist, đã đưa ra lời giới thiệu “hùng hồn” về chiếc máy bay chiến đấu Gripen NG đang phát triển của Thụy Điển, với chính phủ Ấn Độ; Hultqvist nói rằng, thỏa thuận này được “chính phủ Thụy Điển ủng hộ 100%”.

Đây là lần thứ hai trong năm nay, Thụy Điển đưa Gripen đến Ấn Độ. Vào ngày 5/3, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã gặp người đồng cấp Thụy Điển Stefan Lofven trong một cuộc gặp trực tuyến; hai nhà lãnh đạo được cho là đã thảo luận các về các vấn đề quan trọng về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm cả việc bán tiêm kích Gripen.

Sau khi Không quân Ấn Độ (IAF) đưa đấu thầu mua 114 máy bay tiêm kích đa năng trị giá hơn 15 tỷ USD, để thay thế các máy bay chiến đấu MiG-21 cũ, cũng như bổ sung số lượng máy bay trong các phi đội, đang hết niên hạn sử dụng, SAAB đã vận động hành lang để thu hút sự chú ý của Ấn Độ.

Mặc dù sẽ có những đối thủ lớn hơn trong cuộc cạnh tranh, bao gồm F/A-18E/F Super Hornet của Boeing, F-21 của Lockheed Martin (Mỹ); Dassault Rafale (Pháp); MiG-35, Su-35 (Nga) và Eurofighter Typhoon (châu Âu).

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Gripen, cũng là một trong sáu ứng cử viên trong cuộc đua giành thỏa thuận MMRCA năm 2005 cho 126 máy bay chiến đấu của IAF, sau đó kết thúc bằng việc Ấn Độ mua 36 chiếc Rafale và hiện đang được phía Pháp bàn giao.

Với trọng lượng nhẹ, dấu hiệu bộc lộ radar thấp và khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương, Gripen NG được coi là một máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ 4+.

Gripen NG là loại máy bay chiến đấu đa năng của Thụy Điển, có cấu hình cánh delta-canard; được trang bị hệ thống lái bằng dây kỹ thuật số (drive-by-wire). Radar của nó, cho khả năng "nhìn xuống/bắn hạ" và có sẵn tính năng "theo dõi trong khi quét", để phi công đánh giá nhiều mục tiêu trong thời gian thực.

Điều khác biệt ở Gripen NG là đường liên kết dữ liệu, được đánh giá là tiên tiến nhất thế giới. Các liên kết dữ liệu là chìa khóa của không chiến hiện đại và tương lai các cuộc không chiến, phụ thuộc rất nhiều vào chúng.

Hệ thống tác chiến điện tử tích hợp (EWS) mới, khiến Gripen NG trở thành một con quái thú và nó có hệ thống cảnh báo tiếp cận tên lửa hình cầu 360 độ (MAWS). Mức độ nhận thức tình huống được cài đặt sẵn, cho phi công lái Gripen NG đơn giản chưa từng có và mang lại lợi thế quyết định.

Một tính năng quan trọng khác của Gripen NG, là sự đa dạng về phạm vi vũ khí mà nó có thể mang theo; kể cả tên lửa không đối không tầm xa Meteor tiên tiến (BVRAAM) có tầm bắn khoảng 150 km, mà máy bay Rafale hiện đang được trang bị.

Biến thể Gripen E có khả năng mang tới 7 tên lửa MBDA Meteor và máy bay sử dụng radar quét mảng điện tử chủ động (AESA) Leonardo ES-05 Raven, cùng với cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại Leonardo Skyward G (IRST).

Theo các chuyên gia hàng không hàng đầu, SAAB Gripen là máy bay chiến đấu hiện đại hạng nhẹ rẻ nhất hiện nay. Vào năm 2015, SAAB đã ký hợp đồng với Brazil, để bán và sản xuất tại Brazil 36 chiếc Gripen, với giá 4,68 tỷ USD; bằng một nửa số tiền, mà Ấn Độ đã trả cho cùng một số lượng Rafales từ Pháp.

Theo người đại diện SAAB tại Ấn Độ Ola Rignell, “Gripen có gói vũ khí tương tự như Rafale, bao gồm gói tên lửa không đối không Meteor” và Gripen có thể sử dụng tất cả các tên lửa của NATO, ngoại trừ tên lửa hành trình SCALP của Pháp.

Rignell thậm chí còn đề nghị, tích hợp tên lửa SCALP với Gripen nếu Ấn Độ muốn. Cả Meteor và SCALP đều do công ty vũ khí Châu Âu MBDA sản xuất; và theo Rignell, cả hai công ty này đều nhận thấy, Gripen là loại máy bay chiến đấu phù hợp nhất, để sử dụng tên lửa này.

Tuy nhiên, ngay cả với tất cả những đảm bảo này, máy bay chiến đấu Gripen NG của Thụy Điển đã không thể gây ấn tượng với Không quân Ấn Độ; mặc dù SAAB đã đưa ra các biến thể mới hơn của máy bay. Vậy tại sao Gripen không thuyết phục được IAF?

Lý do hóa ra là Gripen NG không đáp ứng các thông số kỹ thuật và khả năng mà IAF đang tìm kiếm. Và còn nhiều yếu tố khác mà những người ra quyết định phải tính đến, khi xử lý các đơn hàng mua sắm lớn như vậy.

Yếu tố chính khiến Ấn Độ nói không với Gripen, chính là việc SAAB quyết định bán hệ thống máy bay cảnh báo sớm cho Pakistan; loại máy bay này đã giúp Không quân Pakistan trong trận không chiến với Không quân Ấn Độ năm 2019.

Sau cuộc không kích của Ấn Độ vào Balakot ở Pakistan, một trong những máy bay quan trọng được Pakistan triển khai là máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) Erieye do SAAB cung cấp. Những tính năng của Erieye được cho là nguy hiểm đối với máy bay của IAF.

Với việc SAAB bán vũ khí cho đối thủ không đội trời chung của Ấn Độ là Pakistan, đối thủ mà họ đã đối đầu trong vô số cuộc chiến, SAAB sẽ rất khó để có được một vị trí, trong cuộc đấu thầu lớn như vậy.

Một yếu tố khác, theo các chuyên gia, là ảnh hưởng chính trị thấp của Thụy Điển trên các diễn đàn quốc tế lớn; nơi các quốc gia khác như Pháp hay Mỹ hoặc Nga có tiếng nói lớn hơn.

Pháp có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và với bản lĩnh chính trị của mình, Pháp đã vận động hành lang ủng hộ Ấn Độ tại nhiều diễn đàn, điều mà một quốc gia như Thụy Điển không thể làm được. Hóa ra, tiền không phải là thứ duy nhất quan trọng trong những giao dịch lớn như vậy. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích đa năng JAS 39 Gripen do Thụy Điển sản xuất. Nguồn: QPVN.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ly-do-an-do-noi-khong-voi-tiem-kich-gripen-39-thuy-dien-1550252.html