Lý do khiến Mỹ không mặn mà trong việc tái thiết Syria và 'đòn bẩy' chính trị hiểm hóc

Trong bối cảnh Syria đang thiếu nguồn tài chính trầm trọng, Mỹ có thể sẽ sử dụng Nga và chính quyền Syria để làm 'đòn bẩy theo ý muốn'. Và chỉ khi nào Washington đạt được một giải pháp chính trị theo cách mà họ muốn thì có lẽ Mỹ mới đứng ra hỗ trợ tái thiết Syria.

Một ngày trên hòn đảo tại Hy Lạp, gặp một gia đình người Syria, tôi mới thực sự hiểu thảm kịch mà nhiều người trên quốc gia Trung Đông này đang phải đối mặt. Gia đình ấy đến đây từ hôm trước và khi họ đang xếp hàng để được phân chỗ ở, tôi đã bắt chuyện với người chồng. Qua câu chuyện được biết gia đình họ đến từ phía Bắc Syria và họ đã rời bỏ quê hương một tháng trước đó.

Khi tôi hỏi lý do vì sao gia đình họ phải rời Syria, người đàn ông cho biết: “Tôi đang sống ở thành phố đó thì chiến tranh ập đến. Chính phủ hạ lệnh đánh bom vào thành phố bởi vậy chúng tôi phải trốn sang thành phố khác. Chính phủ lại hạ lệnh đánh bom thành phố nơi chúng tôi sống. Chúng tôi tiếp tục chuyển sang thành phố khác và sau đó thành phố ấy lại bị khủng bố IS tấn công”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin

Tác giả Justin Roy kể rằng ông vẫn không quên ánh mắt tuyệt vọng, cử chỉ mỏi mệt của người đàn ông khi nói về những cuộc trốn chạy khỏi quê hương mình. Bằng điệu bộ chán chường, người đàn ông buông câu hỏi: “Chúng tôi sẽ còn phải đi đâu nữa?”.

Đây là câu hỏi chung chưa lời giải đáp của hàng triệu người dân Syria tị nạn cũng như của cộng đồng quốc tế.

Sau hơn 7 năm chiến tranh, Syria đã bị tàn phá nặng nề. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng, từ năm 2011 đến 2016, Syria đã tổn thất lên tới 226 tỷ USD trong GDP. Theo Liên Hợp Quốc, trong tổng số 11 triệu người dân Syria loạn lạc trong chiến tranh, khoảng 6 triệu người vẫn còn luẩn quẩn trong nước trong khi hơn 5 triệu người khác đã chạy trốn ra khỏi nước. Hơn 1 triệu người dân Syria liên tục tị nạn ở châu Âu. Quy mô của sự tàn phá và vô gia cư khiến cho Liên Hợp Quốc phải mô tả rằng đây là thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Tính đến thời điểm này, khi chiếm lại được nhiều vùng đất rơi vào tay khủng bố, phiến quân thì chính quyền Syria bắt đầu kêu gọi người dân hồi hương. Vào ngày 29/9, tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Phó Thủ tướng Syria Walid al-Moualem cho biết, đây là khoảng thời gian người dân Syria có thể trở về nhà.

Tổng thống Lebanon, Michel Aoun và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng đồng loạt đưa ra lời kêu gọi tương tự với lập luận rằng tình hình đất nước Syria giờ đã đảm bảo an toàn để sẵn sàng đón người hồi hương.

Tuy nhiên, Mỹ dường như luôn phản đối việc Nga vận động người dân Syria hồi hương.

Mặc những lập luận của Nga, giới chuyên gia cho rằng, thực tế Syria vẫn chưa phải là nơi an toàn để người dân có thể trở về. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, Filippo Grandi đã đưa ra tuyên bố hồi tháng Ba rằng, vẫn còn quá sớm để người dân Syria có thể trở về bởi tình hình hiện tại không ổn định. Cơ sở hạ tầng quan trọng chỉ có thể hỗ trợ những người còn ở lại Syria.

Báo cáo năm 2017 của tổ chức Y tế thế giới khẳng định một nửa các bệnh viện, phòng khám ở Syria thiếu thiết bị, không đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe người dân.

Chương trình thực phẩm thế giới ước tính vào tháng 8/2018, có khoảng 6.5 triệu người dân không được đáp ứng đủ thức ăn và khoảng 4 triệu người có nguy cơ bị đói.

Ngoài ra, theo giới quan sát, người dân Syria còn có thể mang những nỗi lo khác khi quyết định hồi hương, đơn cử như chuyện chỉ khoảng 17% người tị nạn Syria có các giấy tờ chứng minh họ còn quyền sử dụng tài sản tại Syria. Vì vậy, giới chuyên gia cho rằng, rất ít người dân Syria đã ra khỏi nước muốn trở về.

Chắc chắn cả Syria và Nga đều đang cần nguồn tiếp tế của Mỹ và phương Tây để tái thiết đất nước Trung Đông này

Nga không thể đủ sức gây quỹ xây dựng và tái thiết Syria. Vì vậy, chắc chắn cả Syria và Nga đều đang cần nguồn tiếp tế của Mỹ và phương Tây để tái thiết đất nước Trung Đông này. Nga dường như đang rơi vào cạn kiệt toàn cầu đối với việc khủng hoảng tị nạn.

Và Mỹ phải sử dụng Nga và chính quyền Syria để làm "đòn bẩy theo ý muốn" trong bối cảnh Syria đang thiếu nguồn tài chính trầm trọng. Chỉ khi nào Washington đạt được một giải pháp chính trị theo cách mà họ muốn thì có lẽ Mỹ mới đứng ra hỗ trợ tái thiết Syria.

Câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ làm gì để đối phó với các bất đồng với Nga và giúp đỡ các đồng minh của Mỹ ở bối cảnh hiện tại?

Với vấn đề hồi hương của người Syria, Mỹ luôn nhấn mạnh đến quá trình chuyển đổi chính trị tại đất nước này nhằm đảm bảo và chắc chắn tài sản cho người tị nạn trở về. Và có lẽ Washington cùng đồng minh sẽ duy trì các trừng phạt nhằm tiến tới sự chuyển giao quyền lực chính trị tại Syria. Mỹ cùng đồng minh cũng từ chối bất kỳ các đề nghị từ Nga hay Syria cho quá trình giúp sức cho người dân Syria trở về cũng như tái thiết đất nước Trung Đông này dưới thời ông Assad.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ly-do-khien-my-khong-man-ma-trong-viec-tai-thiet-syria-va-don-bay-chinh-tri-hiem-hoc-a409155.html