Lý do Nga không tháo bỏ tên lửa trên boong tàu sân bay Kuznetsov

Cách đây không lâu, một bức ảnh về tàu sân bay Kuznetsov, đã mở nắp che ống phóng tên lửa chống hạm dưới boong tàu, làm cư dân mạng tranh cãi về việc tên lửa chống hạm sẽ được tiếp tục sử dụng trên chiếc tàu sân bay duy nhất hiện nay của Hải quân Nga.

Trong lịch sử phát triển hải quân Liên Xô, các thiết kế tàu sân bay của Liên Xô rất coi trọng việc lắp đặt vũ khí tên lửa. Mặc dù tàu sân bay Kuznetsov do Liên Xô chế tạo vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng Liên Xô vẫn thiết kế các bệ tên lửa chống hạm hạng nặng thẳng đứng, được lắp dưới mặt boong.

Trong lịch sử phát triển hải quân Liên Xô, các thiết kế tàu sân bay của Liên Xô rất coi trọng việc lắp đặt vũ khí tên lửa. Mặc dù tàu sân bay Kuznetsov do Liên Xô chế tạo vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng Liên Xô vẫn thiết kế các bệ tên lửa chống hạm hạng nặng thẳng đứng, được lắp dưới mặt boong.

Điều đáng chú ý là bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, tàu sân bay Kuznetsov duy nhất của Hải quân Nga đã không tháo dỡ hệ thống tên lửa chống tàu gây tranh cãi này, mà vẫn duy trì như thiết kế như dưới thời Liên Xô.

Ngược lại với Nga, sau khi Trung Quốc mua chiếc tàu sân bay Varyag đóng dở của Liên Xô từ Ukraine (Varyag là người anh em với chiếc Kuznetsov), và cải tạo thành chiếc tàu sân bay đầu tiên mang tiên Liêu Ninh; Trung Quốc đã tháo dỡ toàn bộ hệ thống tên lửa chống hạm lắp dưới mặt boong để tăng khả năng mang máy bay trên hạm. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Đến chiếc Type 001, một bản sao có sửa đổi của chiếc Liêu Ninh, Trung Quốc đã loại bỏ hoàn toàn thiết kế tên lửa chống hạm, do vậy số máy bay từ 24 chiếc trên tàu Liêu Ninh đã tăng lên 36 chiếc của chiếc Type 001, làm tăng khả năng chiến đấu lên rất nhiều. Ảnh: Tàu sân bay Type 001 của Trung Quốc.

Chỉ số sức mạnh chiến đấu của tàu sân bay chắc chắn là số máy bay chiến đấu trên hạm, vậy tại sao các nhà thiết kế Liên Xô vẫn kiên trì thiết kế lắp tên lửa chống hạm lên tàu sân bay? và Nga hiện nay được kế thừa chiếc tàu sân bay Kuznetsov, tại sao vẫn duy trì tên lửa chống hạm trên con tàu này?

Ảnh hưởng việc mang các hệ thống tên lửa tích hợp lên các tàu sân bay do lịch sử và đường lối quốc phòng từ thời Liên Xô để lại; sau Thế chiến 2, để cạnh tranh vị trí siêu cường hải quân với Mỹ, các nhà lãnh đạo hải quân Liên Xô đã thiết kế và lên kế hoạch chế tạo tàu sân bay 30.000 tấn loại 72 và một tàu sân bay Kostrominov 50.000 tấn.

Mặc dù những tàu sân bay trên chưa được chế tạo vì một loạt lý do, nhưng tại thời điểm này, ý tưởng thiết kế tàu sân bay Liên Xô ít nhất là không lạc hậu, cũng tương tự như các tàu sân bay đang phát triển của Mỹ và Anh, và tất cả đều tập trung vào việc ưu tiên máy bay trên hạm. Ảnh: Tàu sân bay Kuznetsov phóng tên lửa chống hạm Granit.

Tuy nhiên, trong thập niên 1950 và 1960, với sự phát triển nhanh chóng công nghệ tên lửa của Liên Xô, nhất là các loại tên lửa chống hạm, đã ảnh hưởng và làm biến dạng các thiết kế của tàu sân bay Liên Xô; và đặc biệt là quan điểm sai lầm về đường lối phát triển hải quân, đã làm hải quân Liên Xô bị tụt hậu dần so với hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu sân bay lớp Kiev, trang bị phần lớn là tên lửa.

Tại sao thiết kế của tàu sân bay của Liên Xô có sự đi chệch hướng? Lý do chủ yếu là do các quan chức cấp cao của Liên Xô lúc đó tin rằng, tàu sân bay của họ với tên lửa chống hạm tầm xa, có thể tạo ra lợi thế bất đối xứng so với tàu sân bay của Hải quân Mỹ chỉ được trang bị máy bay chiến đấu. Ảnh: Ống phóng tên lửa SS-N-19 trên tàu Frunze thuộc lớp tàu tuần dương Kirov.

Đối với Liên Xô khi đó, vốn đang dần tụt hậu so với Mỹ trong việc xây dựng lực lượng hải quân; giải pháp trang bị tên lửa lên các tàu là giải pháp ngắn nhất, để Hải quân Liên Xô đủ sức đối đầu với Hạm đội Hải quân Mỹ. Thực tế sức mạnh của máy bay chiến đấu trên hạm của Liên Xô là không đủ để đương đầu với hải quân Mỹ hùng mạnh.

Từ những lý do trên, Liên Xô đã cân nhắc chế tạo một loạt các tàu tuần dương, có thể mang được máy bay cũng như được trang bị một số lượng lớn tên lửa tầm xa, hình thành khả năng bất đối xứng, trong một thời gian ngắn, để có thể đối phó được với những biên đội tàu sân bay của Mỹ. Ảnh: Tên lửa chống hạm P-700 Granit.

Trên thực tế, việc huấn luyện cũng như lập kế hoạch để thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa quy mô lớn, dễ dàng hơn nhiều so với việc lên kế hoạch và tiến hành một cuộc không kích có cùng kích cỡ trên một tàu sân bay, do vậy cũng dễ hiểu các nhà lãnh đạo hải quân Liên Xô luôn ủng hộ việc tích hợp tên lửa lên các tàu sân bay của họ.

Thời gian đã bước sang thế kỷ 21, được kế thừa phần lớn di sản của Hải quân Liên Xô, nhưng khoảng cách giữa Hải quân Nga và Hải quân Mỹ ngày càng nới rộng, do thiếu tiền và nhân lực. Phần lớn vũ khí hải quân của Nga hiện nay đều được kế thừa từ thời Liên Xô, nhất là các tàu lớn. Ảnh: Tuần dương hạm Moskva của Hải quân Nga được đóng từ thời Liên Xô.

Điều này cũng có thể giải thích tại sao Hải quân Nga vẫn kiên quyết giữ lại số tên lửa chống hạm trên tàu sân bay duy nhất còn lại của họ; nhưng xét từ yếu tố thực tế, việc Nga tiếp tục giữ lại các bệ phóng tên lửa chống hạm hạng nặng "Granit" dưới boong của tàu sân bay Kuznetsov rõ ràng là hợp lý để hình thành sức mạnh chiến đấu phi đối xứng với hải quân Mỹ và phương Tây trong điều kiện ngân sách quốc phòng eo hẹp hiện nay.

Video Nga điều tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tới Syria chống IS - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ly-do-nga-khong-thao-bo-ten-lua-tren-boong-tau-san-bay-kuznetsov-1395724.html