Lý Tiểu Long và những cuộc tranh bá võ đài định hình MMA

Có ba trận đấu ở Hong Kong, trong đó có lần tỉ thí chính thức duy nhất của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long nhiều năm trước, đã giúp định hình MMA hiện đại - môn võ tổng hợp đã trở thành một hiện tượng toàn cầu.

“Trận đấu sinh tử” nhằm mục đích từ thiện

Trận đấu đầu tiên được tổ chức để quyên tiền làm từ thiện. Được gán mác “sinh tử chiến” nhưng thực tế diễn ra không như vậy, dù có đổ máu. Tuy nhiên, màn so tài chóng vánh này đã đánh thức sự hứng thú với võ thuật đã ngủ đông nhiều thập kỷ, truyền cảm hứng cho một thế hệ các võ sĩ trẻ, trong đó có Lý Tiểu Long (Bruce Lee).

Trận đấu được coi là màn so tài MMA đầu tiên trên thế giới là giữa võ sư Wu Gongyi (Thái cực quyền) và Chen Kefu (Bạch hạc quyền) ngày 17/1/1954 ở Macao.

Tính đến thời điểm đó, đây thực sự là đợt khuếch trương thi đấu võ thuật lớn nhất. Nó khiến cả Hong Kong phấn khích. Nó truyền cảm hứng cho một thế hệ tìm tới võ thuật và cuối cùng trực tiếp dẫn tới các chương trình thi đấu võ thuật đối kháng lớn trên thế giới ngày nay.

“Báo chí đưa tin đó là trận chiến sinh tử. Đúng hay sai, chúng tôi không thực sự quan tâm. Trận đấu là điều thú vị nhất mà chúng tôi từng nghe”, cụ ông Wai Kee Shun (lúc đó là thanh niên) kể. Sau trận đấu đó, Wai bắt đầu sự nghiệp trong đơn vị giúp định hình các môn thể thao ở Hong Kong trong nhiều thập kỷ.

Hồi đó, võ sư Thái cực quyền Wu Gongyi (53 tuổi) lên tiếng ông sẽ tiếp bất kỳ đối thủ nào. Võ sư Bạch hạc quyền Chen Kefu (34 tuổi), người từ Trung Quốc đại lục sang Hong Kong sau khi hạ gục một đối thủ có mối liên hệ với chính phủ, đã nhận lời thách đấu. Hai người chênh lệch về tuổi tác, trọng lượng đã lên võ đài dựng tạm với một sứ mệnh.

Gần một tháng trước, vào đúng đêm Giáng sinh, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi ngôi làng Shek Kip Mei ở Hong Kong, khiến khoảng 50.000 người trở thành vô gia cư. Trận đấu được tổ chức để quyên tiền xây nhà cho họ.

Hồi đó, chính quyền thuộc địa bảo thủ cấm hầu hết các môn thể thao chiến đấu, trừ boxing kiểu phương Tây. Hình ảnh võ thuật vẫn bị ám đen bởi những sự kiện bạo lực kiểu thế giới ngầm hoặc mang màu sắc chính trị, tôn giáo… có từ thời phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1899-1901).

“Học võ thời đó là phải rất riêng tư, kín đáo. Võ thuật thời đó không có tiếng tốt”, cụ Wai giải thích. Cụ sinh ra trong một gia đình có 24 anh chị em và tất cả đều được chỉ dạy bởi một đệ tử của huyền thoại võ thuật Hoàng Phi Hồng.

Võ sư, thầy thuốc Trung Quốc Hoàng Phi Hồng (1847-1924). Nguồn: Wikipedia.

Võ sư, thầy thuốc Trung Quốc Hoàng Phi Hồng (1847-1924). Nguồn: Wikipedia.

Vì thế, người ta không chọn địa điểm thi đấu ở Hong Kong mà là Macao. “Nhiều tuần trước màn so tài, mọi người đều hào hứng nói về nó”, ông James Elms (cựu cảnh sát Hong Kong) nhớ lại. Đến đầu những năm 1980, ông Elms và cụ Wai tham gia tổ chức giải đấu quyền anh Full Contact Boxing.

“Trận đấu ‘thật’ đến đâu không quan trọng. Một khi bạn nghe đó là trận đấu đến chết, bạn bị mê hoặc đến mụ mị cả người”, ông Elms nói.

Điều này chắc chắn cũng đúng với Lý Tiểu Long. Hồi đó, Lý mới 14 tuổi nhưng đã giao du với các băng nhóm và liên tục so tài trên đường phố. Ba năm sau, Lý có dịp thi đấu quyền Anh với một người bà con của James Elms là Gary Elms.

Gia đình Elms (Gary ở bìa trái, James ở bìa phải ảnh). Nguồn: South China Morning Post.

Cuối cùng, khoảng 9.000 người đã tụ tập ở Macao để xem trận đấu sinh tử. Hầu hết khán giả phải bắt chuyến phà 4 tiếng từ Hong Kong vượt qua khu vực đồng bằng Châu Giang.

Dường như khán giả đã thất vọng khi trận đấu chỉ kéo dài khoảng 4 phút, chưa đầy 2 hiệp. Hai võ sư không thi triển các tuyệt kỹ võ công của mình, dù máu đã đổ. Cuối cùng, trọng tài tuyên bố hai bên hòa nhau.

Nhưng kết quả quyên góp thì đúng như mong đợi. Người ta quyên được 200.000 đô la Hong Kong. Báo chí thời đó đưa tin, 40% số tiền thu được dành cho những người bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn, 40% dành cho Bệnh viện Kiang Wu ở Macao và 20% dành cho quỹ từ thiện Tung Sin Tong ở Macao.

Sau một thời gian dài ẩn mình trong bóng tối, võ thuật đã trở lại trong mắt công chúng. “Đó là trận đấu hòa nhưng mọi người đều chiến thắng. Tôi cho rằng, đó là khởi đầu của một thay đổi về não trạng. Đám con trai muốn học võ và đám đàn ông bắt đầu nhìn thấy tiền từ các trận đấu trong tương lai”, James Elms nói.

Trận so găng máu lửa giữa Kong Fu-tak và Billy Chow năm 1983.

Billy Chow tiếp tục thi đấu đến năm 2007. Sau khi thành công với phim ảnh Hong Kong giai đoạn 1984-2006 (đóng khoảng 70 phim), ông trở lại Canada và dành thời gian cho các phòng gym của mình ở đó và ở Hong Kong.

Kong Fu-tak tiếp tục tranh tài quyền cước đến cuối thập niên 80 của thế kỷ trước và khi giải Full Contact Boxing đóng cửa (dưới sức ép của chính quyền – họ không chấp nhận luật thi đấu của giải), ông trở thành huấn luyện viên. Ông mở một chuỗi trường thể thao mang tên Fu Tak Thaiboxing & Fitness ở khắp Trung Quốc. Ước tính, ông đã dạy cho khoảng 100.000 võ sĩ.

“Tôi muốn trồng người – các thế hệ võ sĩ. Tôi muốn họ chiến đấu vì danh dự và lý tưởng”, Kong Fu-tak nói.

Thái An (theo SCMP)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/the-thao/ly-tieu-long-va-nhung-cuoc-tranh-ba-vo-dai-dinh-hinh-mma-1644664.tpo