Macron thích ý tưởng về hiệp ước INF-2 của Putin

Pháp sẵn sàng đàm phán về đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu.

Pháp sẵn sàng đàm phán về đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu. Ông Macron nhấn mạnh rằng, đề xuất của Putin cần được nghiên cứu kỹ và thảo luận theo một định dạng đa phương.

Tổng thống Nga đề xuất các nước tham gia hiệp ước INF-2.

Tổng thống Nga đề xuất các nước tham gia hiệp ước INF-2.

Pháp trở thành quốc gia NATO đầu tiên có phản ứng tích cực với đề xuất từ nhà lãnh đạo Nga. Trước đó, vào cuối tháng 9/2019, Putin đã gửi một lá thư về hiệp ước INF tới tất cả các quốc gia thuộc liên minh NATO, cũng như một số cường quốc không có trong khối, đặc biệt là Trung Quốc.

“Nga đã tuyên bố quyết định không triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu hoặc các khu vực khác. Họ kêu gọi Hoa Kỳ và các đồng minh đưa ra các cam kết tương tự”, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh.

Putin cũng gửi thư tương tự tới Federica Mogherini, người đứng đầu Cơ quan Đối ngoại Châu Âu và Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO.

Theo nguồn tin từ Kommersant dẫn lời cơ quan ngoại giao của một trong các quốc gia NATO nói rằng, chính quyền Nga đã đề xuất một lệnh cấm đối với tên lửa, mặc dù chính họ bị cáo buộc đã triển khai. Ông cũng gọi đề xuất của Kremlin là vô nghĩa.

Vào ngày 27/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng, Hoa Kỳ muốn các nước thứ ba tham gia vào việc đưa ra lệnh cấm đối với các tên lửa tầm trung và tầm ngắn trong đề xuất của Nga. Theo ông, trong các cuộc đàm phán với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, sáng kiến của Nga đã được nêu ra để thảo luận về một lệnh cấm triển khai các loại tên lửa này.

Thỏa thuận về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký bởi Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Tổng thư ký Ủy ban trung ương Mikhail Gorbachev tại Washington năm 1987. Theo thỏa thuận này Liên Xô đã loại bỏ khoảng 2000 tên lửa và trong khi đó Hoa Kỳ - 846 tên lửa.

Trước đó, vào ngày 1/2, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng, Washington đình chỉ việc thực hiện các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước INF. Sáu tháng sau, Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước này vì Nga đã vi phạm hiệp ước. Đáp lại tuyên bố này, vào ngày 2/2 Tổng thống Vladimir Putin cũng tuyên bố rằng Moscow cũng đã tạm ngừng tham gia hiệp ước INF.

Các cáo buộc của Washington liên quan đến tên lửa 9M729 mà Bộ Quốc phòng Nga đã triển khai. Chính quyền Mỹ cho rằng, tên lửa mới này vi phạm hiệp ước INF. Tuy nhiên, Moscow khẳng định rằng, họ chưa bao giờ thử tên lửa vượt quá 500 km.

Ngay sau khi hiệp ước INF bị đình chỉ, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố ý định ký kết một thỏa thuận quốc tế mới tốt hơn. Ông nói: “Tôi hy vọng chúng ta có thể tập hợp tất cả các quốc gia trong một căn phòng rộng, đẹp và ký một thỏa thuận mới. Tôi chắc chắn muốn nhìn thấy điều này”.

Vào ngày 3/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký quyết định đình chỉ hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và ngắn. Nhà lãnh đạo Nga gọi quyết định rời khỏi hiệp ước của Washington là một bước trực tiếp hướng tới việc phá bỏ toàn bộ hệ thống các thỏa thuận trong lĩnh vực an ninh quốc tế.

Minh Tú

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/macron-thich-y-tuong-ve-hiep-uoc-inf-2-cua-putin-3392308/