Mãn nhãn với những hình ảnh ngoạn mục về cực quang

Cực quang tô vẽ bầu trời bằng những sắc màu kỳ lạ gồm xanh lá cây và xanh dương trong lần xuất hiện mới nhất này.

Cực quang xảy ra khi các hạt tích điện từ mặt trời lao vào bầu khí quyển của Trái Đất và tương tác với các phân tử nitơ và oxy. Do các hạt này tích điện nên chúng di chuyển theo hình xoắn ốc dọc theo từ trường của hành tinh, di chuyển về phía các cực là nơi kết hợp của đường sức từ.

Những hình ảnh đẹp nhất về cực quang do các nhiếp ảnh gia ghi lại và vinh danh trong khuôn khổ Cuộc thi Nhiếp ảnh gia Cực quang của 2022. Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh ngoạn mục về cực quang.

Hình ảnh tuyệt đẹp này do nhiếp ảnh gia Nico Rinaldi chụp cực quang trên vùng Murmansk ở miền bắc nước Nga. Những cái cây uốn lượn trông giống như quái vật tuyết đang phát ra ánh sáng kỳ lạ.

Hình ảnh tuyệt đẹp này do nhiếp ảnh gia Nico Rinaldi chụp cực quang trên vùng Murmansk ở miền bắc nước Nga. Những cái cây uốn lượn trông giống như quái vật tuyết đang phát ra ánh sáng kỳ lạ.

Hình ảnh cực quang do nhiếp ảnh gia Asier López Castro chụp ở Stokksnes, Iceland. Cực quang xuất hiện ở khu vực được cho là nơi có nhiều ngôi nhà của yêu tinh. Các sọc đen và xám tương phản với các vòng xoáy màu xanh lá cây đang nhảy múa trên bầu trời.

Luis Solano Pochet đã chụp được bức ảnh cực quang trông giống như Quetzal thần thoại, loài chim linh thiêng trong nền văn hóa Maya và Aztec. Bức ảnh được chụp ở Dyrhólaey, Iceland.

Nhiếp ảnh gia Rachel Jones Ross chụp lại hình ảnh cực quang màu tím và xanh lá cây tạo thành vệt sáng trên ngọn núi ở Dãy núi Tombstone, Lãnh thổ Yukon, Canada. Bức ảnh chụp ở 'vùng đất của mặt trời' lúc nửa đêm trong khoảng thời gian từ ba đến bốn ngày, tại đây mặt trăng 'không bao giờ mọc'.

Nhiếp ảnh gia Marybeth Kiczenski đã chụp hình ảnh tuyệt đẹp về cực quang màu hồng và màu vàng này tại Ngọn hải đăng Point Betsie ở Frankfort, Michigan. Màu đỏ trong cực quang đến từ các hạt tích điện làm ion hóa các phân tử oxy ở tầng rất cao trong khí quyển.

Dải Ngân hà xuất hiện trong bức ảnh cực quang của nhiếp ảnh gia Douglas Thorne. Ngọn hải đăng Nugget Point nằm ở phía đông của Đảo Nam, New Zealand. Thorne ban đầu dự định chụp ảnh Dải Ngân hà nhưng cực quang đã xuất hiện một cách bất ngờ.

Những vệt xanh ma quái vẽ nên bầu trời trong bức ảnh này do nhiếp ảnh gia Virgil Reglioni chụp tại ở Scoresby Sund, East Greenland.

Bề mặt Trái đất trông giống như một hành tinh xa lạ ở thế giới khác trong bức ảnh đẹp như mơ của nhiếp ảnh gia Giulio Cobianchi. Bức ảnh chụp cực quang kép và vòng cung Ngân hà trên quần đảo Lofoten, Na Uy.

Jannes Krause đã chụp bức ảnh cực quang tại Suðurland, Iceland. Bầu trời có màu tím và xanh lá cây rực rỡ do cơn bão địa từ Kp8.

Filip Hrebenda đã chụp bức ảnh phong cảnh xanh ở Quần đảo Lofoten, Na Uy. Đêm đó, một cơn bão mặt trời có cường độ Kp5 xuất hiện tạo ra những dải màu xanh lục nhảy múa trên bầu trời. Những cơn bão với cường độ như vậy xảy ra khoảng 900 ngày trong chu kỳ hoạt động 11 năm của mặt trời.

Hoàng Dung (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/man-nhan-voi-nhung-hinh-anh-ngoan-muc-ve-cuc-quang-5011416.html