Man United đừng vội mơ tưởng về 'Thế hệ 2016' của Rashford

Manchester United đã giành chiến thắng 3-2 trước Arsenal cuối tuần qua với một đội hình mà những người hâm mộ thông thường đã phải hỏi đi hỏi lại một câu: “Ơ, gã mặt non choẹt kia là ai?”.

“Thế hệ 2016” liệu có thể trở thành trụ cột Man United?

Người ta đang kỳ vọng rằng một “Thế hệ 2016” đang hình thành, trở thành tương lai của Old Trafford.

Dĩ nhiên cần khẳng định rằng đó không phải một kỳ vọng nực cười. Manchester United là một CLB nổi tiếng về chất lượng đào tạo trẻ. Trong nhiều năm đã qua, họ luôn nằm trong Top 3 (và thường xuyên đứng đầu) trên bảng xếp hạng các lò đào tạo có nhiều cầu thủ chơi ở các giải VĐQG hàng đầu châu Âu nhất.

Rashford sắp được tăng lương, lọt vào Đội hình tiêu biểu châu Âu tuần qua

Tiền đạo 18 tuổi Marcus Rashford đã gây ấn tượng với rất nhiều CĐV Man United khi anh lập cú đúp vào lưới Arsenal. Tuy nhiên chân sút người Anh đang hưởng mức lương rẻ mạt ở Old Trafford.

Tự hào

Ngay chính tại CLB này, cùng với bàn tay của Sir Alex Ferguson, việc sử dụng những cầu thủ trẻ trở thành một truyền thống đáng tự hào. Kể từ thời đại bùng nổ của công nghệ truyền hình và internet, thành công của Manchester United trong suốt hai thập niên 1990, 2000 luôn được coi là gắn liền với “Thế hệ 1992”. Đó là Gary Neville, Phil Neville, Nicky Butt, David Beckham, Ryan Giggs, Paul Scholes. 6 cái tên ấy cùng nhau chinh phục những danh hiệu cấp trẻ, rồi cùng nhau dần bước vào đội một của Manchester United.

Có những người đã gắn bó trọn sự nghiệp với Old Trafford và được coi là huyền thoại CLB, như Gary Neville, Ryan Giggs, Paul Scholes. Có những người kém tài hơn, chuyển sang những đội bóng khác giữa sự nghiệp, nhưng giờ vẫn nhận tình cảm sâu sắc, như Phil Neville, Nicky Butt. David Beckham thì là một trường hợp đặc biệt, khi anh nằm trong ranh giới của cả hai nhóm trên.

Sau “Thế hệ 1992”, Man United vẫn tiếp tục đón những cầu thủ đi lên từ đội trẻ. Phần lớn trong số này đều gắn bó trong thời gian dài với CLB, đóng góp ít nhiều vào thành công suốt thập niên 2000. Đó là những John O’Shea, Wes Brown, Darren Fletcher… Nối tiếp sau là những Jonny Evans, rồi Tom Cleverley, Danny Welbeck.

Đây có thể coi như một niềm tự hào của người hâm mộ Man United. Khác với Man City, Chelsea hay thậm chí là Arsenal, họ luôn có thể tự hào về những cái tên người Vương quốc Anh, thực sự trưởng thành ở United.

Mùa giải rối loạn của Man United: Van Gaal không kém, chỉ quá 'đen'

Những chấn thương, mục tiêu quá ngắn hạn và sự khó khăn trong việc tái thiết đội bóng đã góp phần hủy hoại danh tiếng của một trong những HLV xuất sắc nhất châu Âu.

Đừng hi vọng vào “Thế hệ 2016”?

Có lý do để tin rằng lò trẻ Man United vẫn còn nguyên chất lượng. Nhìn vào những cuộc bình chọn các cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu dưới 23 tuổi, cái tên nổi bật bậc nhất chính là một sản phẩm của lò Carrington: Paul Pogba. Pogba chỉ ra đi vì một mâu thuẫn với HLV Ferguson. Cùng lứa với anh còn có Ravel Morrison - tiền vệ được công nhận tài năng ở mọi nơi đã đi qua, vấn đề của anh chỉ là sự ương bướng và kém chuyên nghiệp.

Cách đây hai ngày, Jesse Lingard đã trả lời báo chí rằng nếu hoàn cảnh thuận lợi hơn, anh tin rằng cả Pogba và Morrison đều vẫn còn khoác áo Man United tới giờ này. Lingard cùng lứa với Pogba và Morrison, anh hẳn hiểu rõ chất lượng của đồng đội cũ.

Khác với hai người kia, Lingard đã kiên nhẫn nghe lời CLB chuyển tới các đội khác theo các bản hợp đồng cho mượn nhằm tích lũy kinh nghiệm. Sự có mặt của Louis van Gaal đã giúp anh trở thành 1 trong 28 cầu thủ được ra mắt trong màu áo đội một Man United. Trong 28 người này, có tới 14 thực sự sinh ra và lớn lên với màu áo đỏ.

Nhưng nhìn lại tất cả những cái tên kể trên, dễ nhận ra một sự thật chua xót cho Man United: Kể từ sau “Thế hệ 1992”, họ chưa bao giờ có được một sản phẩm thực sự đẳng cấp, và nếu có thì đã… đi mất.

Trên sân Old Trafford cuối tuần qua, Danny Welbeck đã lập công vào lưới đội bóng cũ, sau khi đàn em Marcus Rashford lập cú đúp cho chủ nhà. Họ là hai trong số những cầu thủ trẻ nhất từng ghi bàn cho United. Nhưng khi người ta chớm bắt đầu nghĩ về “Thế hệ 2016” mà Rashford là gương mặt nổi bật, hẳn ai đó đã chợt nhớ lại về “Thế hệ 2010” mà Welbeck chính là điển hình.

Trong Top 3 cầu thủ ghi bàn trẻ nhất cho United, còn có một cái tên khác đáng nhớ mà cũng đáng quên: Federico Macheda. Anh này đang ngụp lặn ở Championship. Sau “Thế hệ 1992”, United vẫn có một khoảng lặng buồn trong lĩnh vực đáng tự hào nhất.

18-120 Ở 18 tuổi 120 ngày, Rashford đã trở thành một trong ba cầu thủ trẻ nhất từng ghi bàn cho Man United. Hai người còn lại là Macheda và Welbeck.

28 Kể từ khi đến với Man United, Louis van Gaal đã cho ra mắt tổng cộng 28 cầu thủ mới trong màu áo đội một.

14 Trong số 28 cầu thủ Van Gaal trình làng, có tới 14 cái tên là sản phẩm lâu năm của lò đào tạo trẻ Man United.

Vu Chân
Thể thao & Văn hóa

Nguồn TT&VH: http://thethaovanhoa.vn/anh/man-united-dung-voi-mo-tuong-ve-the-he-2016-cua-rashford-n20160301005217968.htm