'Mãnh Long' J-20 Trung Quốc đấu Su-57 Nga: Kỳ phùng địch thủ - Ai sẽ chiến thắng?

Su-57 của Nga hơn về hiệu suất khí động học, khả năng cơ động, nhưng khả năng tàng hình kém hơn nhiều so với J-20 của Trung Quốc.

"Mãnh Long" khả năng đến đâu?

Người Mỹ không phải là quốc gia duy nhất có máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cây nhà lá vườn. Trung Quốc, một quốc gia đang trỗi dậy về mọi mặt, đã mang đến câu trả lời cho F-22 và F-35 vào năm 2021.

Được đặt biệt danh là "Mãnh Long", Chengdu J-20 thực sự là một tiêm kích có năng lực đáng nể. Không chỉ là một trong những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của Trung Quốc - J-20 còn có thể sánh ngang với những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới.

Nhìn thoáng qua, J-20 trông khá giống với F-35 – khiến người ta phải hoài nghi về hoạt động gián điệp công nghệ của Trung Quốc tỏ ra hiệu quả.

Như cây bút Peter Suciu trên 1945 lưu ý: "J-20 có nhiều khả năng tương tự, bao gồm cả khả năng tàng hình và siêu trọng, giống như F-35. Ngoài ra, vào năm ngoái, có thông tin cho rằng Mãnh Long đang sao chép một trong những tính năng không tàng hình của Lighting II - đó là khả năng mang vũ khí trên giá treo và bật sang chế độ "quái thú".

"J-20 cũng được cho là có bộ cảm biến tương tự như Hệ thống nhắm mục tiêu điện quang (EOTS) của F-35", Suciu tiếp tục. "Như câu nói, 'nghệ sĩ giỏi đi mượn, nghệ sĩ lớn lấy cắp', Trung Quốc bị nghi là học hỏi công nghệ, bởi nước này không có khả năng tự phát triển".

Các chuyên gia phương Tây đã đưa ra những phỏng đoán về mục đích của J-20. Tất cả các đặc điểm thiết kế đều cho phép máy bay có khả năng cơ động tuyệt vời, giúp J-20 đảm nhiệm nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và các cuộc giao tranh tầm gần.

"Thực sự tất cả những gì chúng tôi thấy là chiếm ưu thế trên không", Tướng Không quân Mỹ Kenneth Wilsbach nói với Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell.

"Vẫn còn quá sớm để nói chính xác những gì họ dự định làm với J-20 - liệu nó sẽ giống như một chiếc F-35 có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ hay giống như một chiếc F-22 chủ yếu là máy bay chiếm ưu thế trên không có khả năng không đối đất".

Giống như F-35, J-20 được thiết kế để cung cấp cho phi công nhận thức tình huống thông qua sự kết hợp cảm biến tiên tiến. J-20 cũng được thiết kế với các biện pháp tác chiến điện tử và tàng hình nhằm mục đích làm rối trí đối thủ.

Mặc dù vẫn chưa rõ rằng J-20 có thể sánh ngang với máy bay Mỹ, nhưng có một điều chắc chắn: Trung Quốc đang phát triển vượt bậc và đầy tham vọng, và đối với lĩnh vực hàng không vũ trụ, họ đang có những cải tiến lớn. Mỹ không nên bỏ qua J-20.

Su-57.

So với Su-57?

Theo National Interest, xét về hiệu suất khí động học tổng thể, khả năng cơ động và hiệu suất siêu thanh Su-57 được đánh giá là vượt trội hơn so với J-20 của Trung Quốc nhưng khả năng tàng hình kém hơn nhiều so với J-20, chứ chưa nói đến các máy bay tàng hình của Mỹ như F-22 hay F-35.

Mặc dù cả J-20 và Su-57 đều không có khả năng tàng hình đặc biệt so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, nhưng máy bay Trung Quốc lại chú trọng các biện pháp giảm tiết diện radar hơn so với máy bay Nga.

Về cơ bản, người Nga không quá chú trọng đến khả năng tàng hình trong thiết kế của Su-57.

Về cảm biến, vẫn chưa rõ loại máy bay nào tiên tiến hơn - tuy nhiên rõ ràng là người Nga và người Trung Quốc có quan niệm hoàn toàn khác nhau. Su-57 chưa bao giờ được thiết kế như một máy bay tàng hình chính hiệu và có một bộ cảm biến được thiết kế để vô hiệu hóa các máy bay tàng hình của phương Tây.

Trong khi đó, J-20 có lẽ không được thiết kế như một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không chuyên dụng như Su-57.

Điểm mấu chốt là người Nga và người Trung Quốc có những yêu cầu và ưu tiên thiết kế khác nhau khiến họ cũng phải có những đánh đổi khác nhau khi phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tương ứng.

Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề của Su-57, cần nhớ rằng học thuyết tác chiến trên không của Nga không dựa nhiều vào khả năng tàng hình như của Mỹ, và Su-57 vẫn cực kỳ khó bị phát hiện khi tiếp cận trực diện.

Su-57 có thế mạnh riêng ở cự ly gần, và được hưởng lợi từ động cơ đẩy vectơ 3D để tăng cường khả năng cơ động, cũng như tích hợp động cơ AL-41 mạnh hơn để có hiệu suất bay vượt trội.

Kết quả của một cuộc chiến mô phỏng tầm gần sẽ khó dự đoán, mặc dù các phi công Trung Quốc có nhiều giờ huấn luyện trên không và nước này đã vận hành J-20 lâu hơn đáng kể, đây cũng có thể là yếu tố mang tính quyết định, theo Military Watch.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/manh-long-j-20-trung-quoc-dau-su-57-nga-ky-phung-dich-thu-ai-se-chien-thang-82022156134955136.htm