Mạnh tay hơn với doanh nghiệp gây ô nhiễm

SGTT - Sau việc phát hiện công ty Vedan lén xả thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải năm trước thì năm nay, lại có thêm nhiều vụ khác tương tự được phát hiện như Tung Kuang… Theo ông, phải chăng là do việc xử lý những vụ điển hình như Vedan không đủ mức răn đe?

Luật của chúng ta vào thời điểm Vedan xả thải không phải là không nghiêm. Nhưng rõ ràng việc xử lý không đến nơi đến chốn. Sau đó, tuy chúng ta có sửa luật hình sự, đưa thêm các điều khoản, quy định khá nghiêm ngặt vào, rõ ràng hơn như khởi tố doanh nghiệp, cá nhân gây ô nhiễm thì không cần phải có việc xử lý vi phạm hành chính trước, có thể khởi tố luôn. Nhưng các doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm. Theo tôi thì có hai nguyên nhân. Một là, xử lý chưa nghiêm. Như Vedan, đến giờ phút này họ vẫn chưa chi đồng nào cho người dân cả. Trong khi, ta đọc trên báo, ở Mỹ, các công ty gây ra hậu quả như có sự cố tràn dầu thì sự cố khắc phục chưa xong họ đã phải chi tiền bồi thường cho người dân. Sự cố khắc phục, bồi thường chậm, càng để lâu, người dân càng bức xúc. Nếu thực thi luật pháp ở ta nghiêm thì chắc chắn Vedan phải bị xử lý rất nặng. Việc xử lý nghiêm một doanh nghiệp như vậy sẽ cứu được rất nhiều dòng sông. Nếu chúng ta chỉ tính thiệt hại ở một doanh nghiệp, ở số lao động tại doanh nghiệp ấy là không đủ. Bây giờ, chúng ta lại thấy vụ Tung Kuang, nhà máy đường Quảng Ngãi, các vụ việc diễn ra y hệt như vậy. Nó cho thấy việc xử lý không thật nghiêm đã dẫn đến những hậu quả thế nào và ngay từ bây giờ, chúng ta phải chấn chỉnh, xử lý đúng mức các vụ việc. Theo tôi phải mạnh tay hơn nữa, theo pháp luật. Phải khởi tố một số vụ án, cần thiết thì cũng phải bắt giam, khởi tố ngay một số người để xem ai ra lệnh lén xả thải ra môi trường. Phải tránh việc chỉ nhằm vào người mở van vòi nước, họ chỉ là người làm thuê thôi. Người chủ mưu, ra lệnh xả mới phải xử lý cao hơn. Tôi nghĩ là nếu cần, phải phong tỏa cả tài khoản của công ty đó để phục vụ việc đền bù sau này. Việc kéo dài thời gian đền bù dẫn đến nguy cơ là họ có thể tẩu tán tài sản, đến khi tòa án tuyên phạt, bắt đền bù 50 tỉ hay 100 tỉ đồng thì họ kêu hết tiền rồi. Cho nên, xử lý các vụ gây ô nhiễm môi trường phải làm khẩn cấp vừa để đảm bảo quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng vừa đảm bảo tính răn đe, hiệu lực của pháp luật. Một doanh nghiệp lớn đã đủ đầu độc chết một dòng sông, chắc chắn chúng ta không đủ sông cho nhiều doanh nghiệp đầu độc. Chúng ta phải ra tay bảo vệ. Phải tăng cường kiểm tra giám sát hơn nữa và tăng cường sự hợp tác của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Những người chài lưới trên sông là những người biết rõ nhất nơi nào có nước thải chảy ra, cá chết nhiều ở đâu và họ sẽ giúp phát hiện doanh nghiệp nào gây ô nhiễm. Tôi nghĩ là nếu cần, phải phong tỏa cả tài khoản của công ty đó để phục vụ việc đền bù sau này. ông Nguyễn Đình Xuân, thành viên ủy ban Khoa học công nghệ, môi trường của Quốc hội Tôi nghĩ là nếu cần, phải phong tỏa cả tài khoản của công ty đó để phục vụ việc đền bù sau này. Theo tôi không phải. Như quy định pháp luật về giao thông đường bộ cũng khá đầy đủ nhưng chỉ ở đâu, lúc nào việc xử lý vi phạm mạnh, nghiêm thì mới có chuyển biến. Ở những doanh nghiệp lớn họ có các nhân viên, chuyên gia hiểu biết về luật hơn bất cứ người dân bình thường nào về bảo vệ môi trường nhưng họ vẫn cố tình vi phạm. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, xác suất bị phát hiện và xử lý vì gây ô nhiễm là không cao và nếu bị bắt thì hậu quả phải chịu cũng không lớn. Nếu so với lợi nhuận họ thu được từ việc không xử lý chất thải, nước thải thì số tiền bị phạt còn rất nhỏ. Có những doanh nghiệp như Tung Kuang, khi bị phát hiện thì nêu lý do là nếu không xả thải như thế thì sẽ bị phá sản. Cần chấp nhận cho những ông này phá sản thay vì chấp nhận lý do xả thải mà doanh nghiệp nêu ra. Đó là kinh tế thị trường, anh làm ăn kém hiệu quả, gây ô nhiễm thì phải phá sản. Nếu việc xử lý có thể làm doanh nghiệp gây ô nhiễm phá sản, đó lại là tín hiệu tốt. Vì đó là họ thâm lạm vào tài nguyên, đầu độc sức khỏe con người thì không có lý gì thương tiếc cả. Từ năm ngoái, các cơ quan hữu quan như bộ Tài nguyên và môi trường, cục Cảnh sát môi trường đều đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ là sẽ làm mạnh tay, kiểm tra nhiều hơn. Nhưng xem ra, chủ yếu vẫn nói nhiều hơn làm? Tôi cho rằng tình hình có chuyển biến nhưng cần xử lý nghiêm hơn, có thái độ quyết liệt hơn. Nhưng có vấn đề là hiện nay chúng ta mới chỉ nhìn vào vấn đề kinh tế khi xử lý doanh nghiệp gây ô nhiễm: ở sản phẩm làm ra, ở số lao động đang làm tại doanh nghiệp đó, số thuế họ đóng và cả những mối quan hệ của họ nữa. Nhưng phải thấy rằng, nương nhẹ với doanh nghiệp gây ô nhiễm là không công bằng với người dân trong vùng bị ảnh hưởng từ chất thải của nhà máy đó, không đảm bảo được sự trong lành, đa dạng sinh học của môi trường, thiên nhiên.

Nguồn SGTT: http://sgtt.com.vn/thoi-su/122970/manh-tay-hon-voi-doanh-nghiep-gay-o-nhiem.html