Mặt chảy mủ, nóng rát, sưng phồng… vì lăn kim làm đẹp

Mất 20 triệu đi lăn kim làm đẹp nhưng đổi lại là khuôn mặt nhiễm trùng, chảy mủ, nóng rát, sưng phồng, tổn thương da nghiêm trọng.

Thời gian gần đây, ThS.BS Nguyễn Thị Phượng, Chủ tịch Chi hội Nam y Da liễu Việt Nam- Giám đốc Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Đông y Nguyễn Phượng đã tiến hành điều trị cho nhiều bệnh nhân bị tổn thương da nghiêm trọng do đi lăn kim làm đẹp.

“Nhiều người đã phải trả giá, không chỉ về tiền bạc mà còn cả nhan sắc của mình. Điển hình là một bệnh nhân mất 20 triệu đi lăn kim, mang về khuôn mặt nhiễm trùng, trong khi đó, chi phí phục hồi có thể gấp nhiều lần và rất mất thời gian cũng như công sức của bệnh nhân.

Thậm chí liệu trình không cố định, lúc thì 3 lúc thì 5 nên bệnh nhân không theo được.

Sau lăn kim mặt bệnh nhân chảy mủ, chảy nước vàng, sưng phồng

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nặng hơn như da bị nhiễm trùng, giảm sắc tố da, da xuất hiện nhiều mụn mủ, gây sẹo và da rất dễ bắt nắng, bắt bụi.

Nhiều chị em còn bị xuất hiện nám da và thậm chí có thể lây nhiễm HIV, viêm gan B,... nếu các dụng cụ không được khử trùng và đảm bảo vệ sinh y tế” – BS Phượng chia sẻ.

Bác sĩ Phượng cũng cho biết, sau khi lăn kim, các bệnh nhân này đều có chung tình trạng như mặt sưng, xuất hiện nước vàng, chảy mủ trên bề mặt da, có cảm giác nóng rát…

Nguyên nhân của tình trạng này là do người bệnh đến các cơ sở điều trị đều chưa tìm hiểu kĩ các kiến thức trước khi điều trị, hoặc trong khi điều trị, trình độ kĩ thuật viên chưa cao hoặc chuyên môn chưa tốt, cơ sở điều trị không uy tín, chất lượng sản phẩm sử dụng kém.

Bởi, khi trước khi điều trị, việc thử phản ứng trên da là hoàn toàn bắt buộc, nếu có phản ứng, tuyệt đối không được tiếp tục lăn kim.

Đối với các trường hợp đã thử phản ứng rồi, nhưng do chưa nắm rõ chuyên môn nên việc xử lý biến chứng tại chỗ hoặc sau đó là hoàn toàn không có, dẫn đến việc bệnh nhân hoang mang và tìm cơ sở khác để điều trị.

Ngoài ra, chu trình lăn kim quá ngắn hoặc chăm sóc da sau lăn kim không đúng cách cũng có thể gây nên những tổn thương cho làn da của nhiều người.

Về vấn đề này bác sĩ đã từng cảnh báo từ khá lâu, nhưng tâm lí đại đa số mọi người đều chủ quan, thường bỏ qua những gì bác sĩ chia sẻ và tin vào những lời quảng cáo ngon ngọt hơn hơn và rồi phải trả giá, không chỉ về tiền bạc mà còn cả nhan sắc của mình.

Trên thực tế, lăn kim chỉ là dụng cụ giúp tăng khả năng sản sinh collagen mạnh mẽ, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của da một cách tự nhiên chứ không phải là một cách gì thần thánh và tuyệt đối an toàn cả.

Do đó, khuyến cáo của ThS.BS Nguyễn Thị Phượng đối với những người muốn lăn kim như sau:

- Chọn cơ sở lăn kim uy tín có bác sĩ da liễu: Các bác sĩ và nhân viên kĩ thuật phải có trình độ chuyên môn đủ để sơ cứu và xử lí tại chỗ hoăc các biến chứng trong hoặc sau khi lăn kim.

- Không tự ý lăn kim tại nhà: Việc lăn kim tại nhà là cực kì nguy hiểm, bởi cần phải có kiến thức chuyên môn, có quy trình lăn kim và phải test phản ứng để phù hợp với từng loại da.

- Không nên sốt ruột lăn kim liên tục: Việc lăn kim liên tục sẽ khiến làn da bị tổn thương nhiều hơn. Cụ thể, các tế bào mới khi chưa được hoàn thiện mà đã tác dụng vào rồi sẽ khiến tế bào bị tổn thương, từ đó vi khuẩn hay các dị nguyên bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm, rất khó để xử lí.

- Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ sau lăn kim: Việc chăm sóc da sau lăn kim là vô cùng quan trọng, vì thế cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Lăn kim không phải là cách làm đẹp thần thánh như chị em vẫn hay nói, vì thế, nên tìm hiểu kĩ về phương pháp, địa chỉ sẽ làm, bác sĩ, kĩ thuật viên trước khi sử dụng. Quan trọng hơn là quy trình xử lí biến chứng nếu xảy ra.

Nguồn Gia Đình Mới: https://www.giadinhmoi.vn/mat-chay-mu-nong-rat-sung-phong-vi-lan-kim-lam-dep-d15497.html