Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider cất cánh có ý nghĩa gì?

Sau nhiều lần chờ đợi, máy bay ném bom tàng hình thế hệ tiếp theo của Không quân Mỹ, B-21 Raider đã thực hiện chuyến bay đầu tiên, vậy nó có ý nghĩa gì trong trật tự an ninh quốc tế?

Sau nhiều lần chờ đợi, máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 10/11, sự kiện này đánh dấu B-21 tiến gần hơn đến việc trở thành máy bay ném bom tàng hình, có thể mang vũ khí hạt nhân kế tiếp của Mỹ.

B-21 Raider là loại máy bay ném bom tàng hình thứ ba, được Mỹ phát triển sau F-117A và B-2 (hai loại này đều phát triển vào thời kỳ chiến tranh Lạnh), nó rất giống B-2 về hình dáng bên ngoài, nên khả năng tàng hình rất xuất sắc.

Một số nhà phân tích phương Tây cho rằng, hiệu suất tàng hình của B-21 tốt hơn nhiều so với B-2, vì B-21 ra đời muộn hơn B-2 tới 34 năm, nên sử dụng nhiều công nghệ tàng hình tốt hơn.

Nhưng theo một số chuyên gia quân sự Trung Quốc theo sát sự kiện này cho biết, thông tin này rõ ràng là một sự “cường điệu”, bởi vì 90% khả năng tàng hình của máy bay phụ thuộc vào thiết kế bề ngoài.

Do hình dáng bề ngoài của B-21 và B-2 không khác nhau nhiều, thậm chí cả thiết kế bề ngoài của phần đuôi cũng đã được đơn giản hóa, vì vậy khả năng tàng hình của B-21 không có sự khác biệt đáng kể so với B-2 ở khía cạnh này.

Tầm hoạt động của B-21 là 9.000 km, nhỏ hơn B-2 khoảng 3.000 km; tải trọng bom của B-21 là 13,6 tấn, nhỏ hơn 40% so với B-2. Đây là lý do vì sao quân đội Mỹ gọi B-21 là máy bay “ném bom tấn công tầm xa”, chứ không phải máy bay “ném bom chiến lược” như B-2.

Mặc dù hiệu suất tàng hình của B-21 không tốt hơn B-2, tầm hoạt động và tải trọng bom của nó nhỏ hơn đáng kể so với B-2, nhưng sẽ là sai lầm khi đánh giá thấp B-21 dựa trên điều này.

Trên thực tế, là máy bay ném bom B-21 xuất hiện muộn hơn B-2 hơn 34 năm, B-21 thực sự mạnh hơn B-2 ở chỗ nó sử dụng các vật liệu, hệ thống điện tử hàng không và công nghệ thông tin mới nhất để được thông tin hóa, nối mạng và “mức độ thông minh” rõ ràng là mạnh hơn B-2.

Không những vậy, B-21 còn sử dụng lớp phủ tàng hình mới “rất chắc chắn” và dễ bảo trì, cho phép B-21 được triển khai ở nhiều sân bay hơn, tăng cường đáng kể tính linh hoạt trong chiến đấu và giảm đáng kể chi phí sử dụng và bảo dưỡng.

Ngược lại, lớp phủ tàng hình của B-2 phải được sửa chữa lại sau vài chuyến bay và thường phải ở trong nhà chứa máy bay với nhiệt độ và độ ẩm không đổi, nên khả năng triển khai và tái triển khai của nó bị hạn chế rất nhiều.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, dù B-21 có tầm hoạt động và tải trọng bom nhỏ hơn, nhưng nó có khả năng tiếp nhiên liệu trên không tương đương với các máy bay chiến đấu khác của quân đội Mỹ. Hơn nữa, khả năng triển khai của B-21 cực kỳ linh hoạt, nên dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ tấn công chiến lược.

Sự ra đời của B-21 đánh dấu một sự thay đổi lớn trong tư duy thiết kế vũ khí của quân đội Mỹ, khi họ không còn cố tình theo đuổi tiến bộ công nghệ, mà nhấn mạnh đến hiệu quả chi phí, để quân đội Mỹ có đủ khả năng chi trả và sử dụng.

Ví dụ, so sánh là giá mỗi chiếc B-2 lên tới 2,4 tỷ USD, tiêu tốn hơn 100.000 USD mỗi giờ bay và cần 50 giờ bảo trì cho mỗi giờ bay; dẫn đến B-2 dành phần lớn thời gian trong các nhà chứa máy bay, việc bay trên không của B-2 là rất hiếm.

Nói một cách thẳng thắn, đối với quân đội Mỹ, B-2 giống như nuôi một con mãnh thú nhưng chỉ để làm cảnh, cần được cho ăn, phục vụ hàng ngày, nhưng con mãnh thú này không làm được nhiều việc; thậm chí tiêu hao một lượng lớn kinh phí.

Trong những ngày đầu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và thời kỳ diễn ra các hoạt động chống khủng bố, quân đội Mỹ vẫn có thể chịu đựng được những vấn đề của B-2. Tuy nhiên, khi chiến lược hiện tại của Mỹ chuyển sang cái gọi là “cạnh tranh các cường quốc”, thì các vấn đề tồn tại của B-2 là điều mà quân đội Mỹ “không thể chấp nhận” được.

Trong chiến lược được gọi là “cạnh tranh các cường quốc”, quân đội Mỹ cần những trang bị có hiệu suất sử dụng với chi phí sử dụng và bảo trì thấp. Do đó, quân đội Mỹ hiện ngày càng chú trọng kiểm soát chi phí đối với các loại vũ khí mới.

Khi máy bay B-21 được thiết kế, Không quân Mỹ yêu cầu đơn giá của nó được kiểm soát ở mức 500 triệu USD, gần bằng 1/5 giá B-2. Dù đơn giá của B-21 hiện nay đã tăng lên 650 triệu USD, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với B-2.

Là loại máy bay ném bom mới, ra đời muộn hơn B-2 tới hơn 30 năm, nhưng đơn giá của B-21 quá thấp so với B-2; điều này cho thấy quân đội Mỹ quan tâm đến việc kiểm soát chi phí đến mức nào.

Chính vì đơn giá của B-21 thấp và chi phí sử dụng và bảo trì giảm đáng kể mà Không quân Mỹ có kế hoạch mua 100 chiếc B-21 trở lên, để thay thế hoàn toàn các loại máy bay ném bom B-1B, B-52H và B-2A hiện đang được sử dụng.

Ngoài ra, tính linh hoạt trong triển khai, thời gian triển khai và số lần xuất kích của B-21 đều lớn hơn đáng kể so với B-2. Do đó, B-21 sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công tầm xa và chiến lược của Không quân Mỹ, sau khi nó đi vào hoạt động trong tương lai.

Máy bay ném bom tàng bình B-21 Raider của Mỹ lần đầu cất cánh hôm 10/11. Nguồn Sina.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/may-bay-nem-bom-tang-hinh-b-21-raider-cat-canh-co-y-nghia-gi-1922147.html