Máy bay trinh sát săn ngầm khổng lồ Tu-142 Nga tập trận và tiếp dầu trên Biển Nhật Bản

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tập trận ở vùng Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk. Máy bay trinh sát săn ngầm Tu-142 đã thực hành tìm diệt tàu ngầm đối phương và thực hiện tiếp nhiên liệu trên không.

Hải quân Nga đã thực hiện màn tập trận với việc tiếp dầu trên không cho máy bay trinh sát săn ngầm Tu-142.

Sự việc được thực hiện bởi Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trên vùng Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk.

Trong video có thể thấy máy bay trinh sát săn ngầm Tu-142 từ từ lăn bánh ra đường bay của căn cứ hải quân nước này.

Chiếc Tu-142 nhanh chóng tăng tốc để lấy đà vọt lên trên không.

Ngay sau đó máy bay tiếp dầu IL-78 đã cất cánh.

Những chiếc IL-78 có khả năng tiếp nhiên liệu cho 3 máy bay cùng lúc.

Tiêm kích MiG-31 cũng được lệnh cất cánh để bảo vệ cho các máy bay trên.

Nga thường điều tiêm kích MiG-31 để bảo vệ cho những chiếc Tu-142.

Chiếc Tu-142 nhanh chóng đạt độ cao cần thiết để thực hiện nhiệm vụ trinh sát giả định.

Ngoài nhiệm vụ trinh sát, chiếc Tu-142 cũng thực hiện nhiệm vụ chống ngầm khi tiêu diệt các mục tiêu giả định.

Ngay sau đó là thực hiện nhiệm vụ tiếp dầu trên không, việc tiếp nhiên liệu sẽ giúp mở rộng năng lực tác chiến.

Tổ điều khiển chiếc Tu-142 nhanh chóng điều khiển chiếc máy bay tiến vào vị trí gần cần tiếp nhiên liệu.

Chiếc Tu-142 được thiết kế với cần nhận nhiên liệu ở mũi máy bay, chúng sẽ nhanh chóng kết nối với vòi tiếp nhiên liệu từ máy bay IL-78.

Sau khi được tiếp nhiên liệu, chiếc Tu-142 tiếp tục hành trình trong cuộc tập trận đã được định trước.

Máy bay trinh sát săn ngầm Tu-142 là biến thể do Tupolev cải tiến dựa trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95

Mẫu thử nghiệm của Tu-142 có chuyến bay đầu tiên vào ngày 18-7-1968 và được giới thiệu chính thức vào tháng 12-1972.

Hiện, loại máy bay trinh sát săn ngầm này đang phục vụ lực quân đội Nga và quân đội Ấn Độ.

Tu-142 có trọng lượng cất cánh 190 tấn, tốc độ 735 km/giờ.

Trần bay của Tu-142 là 12.000-13.000m, bán kính chiến đấu 5.200 km.

Một phi hành đoàn của Tu-142 gồm 9-10 người, có chỉ huy, phó chỉ huy, hoa tiêu, kỹ sư, nhân viên phụ trách thiết bị dò tìm.

Máy bay được trang bị bốn động cơ tuốc bin hai cánh quạt trái chiều NK-12MP (động cơ mạnh nhất dòng động cơ phản lực cánh quạt).

Tu-142 có thể thực hiện các nhiệm vụ thám hiểm đại dương đường dài, hoạt động tìm kiếm cứu hộ, theo dõi tàu ngầm hạt nhân đối phương.

Về vũ khí, Tu-42 sở hữu pháo 23 mm, mang 400 phao sonar, bom FAB-250, bom chống tàu ngầm PLAB-50 và PLAB-250, ngư lôi, mìn biển, tên lửa không đối không.

Hải quân Nga hiện có 20 chiếc Tu-142 và dự kiến sẽ hiện đại hóa số máy bay này vào thời điểm 2018 - 2020.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/may-bay-trinh-sat-san-ngam-khong-lo-tu-142-nga-tap-tran-va-tiep-dau-tren-bien-nhat-ban-post543201.antd