Mẹ bầu uống cafe khi mang thai có tốt không?

Có mẹ bầu vốn bình thường thích uống cà phê, có mẹ bầu uống cà phê là do nghén, nhưng cà phê vốn là chất kích thích nên uống cafe khi mang thai có tốt không?

Uống cà phê khi mang thai có tốt không là vấn đề nhiều mẹ băn khoăn, nhất là những mẹ nào vốn thích cà phê hay bị nghén thèm uống cà phê từ trước. Cùng đọc bài viết này để hiểu thêm, biết được uống cà phê khi mang thai với mức độ nào là tốt nhất nhé các mẹ ơi.

Uống cà phê khi mang thai có tốt không?

Uống cà phê khi mang thai, liệu có nên? Ảnh: Internet

Có nên uống cà phê khi mang thai?

Mặc dù thường đưa ra là lời khuyên là tránh xa caffein (vốn phổ biến nhất với cà phê) nhưng các chuyên gia cho rằng nếu các mẹ mang thai uống cà phê trong mức độ cho phép thì vẫn đảm bảo sức khỏe và không gây ra ảnh hưởng xấu gì cho cả hai mẹ con.

Vậy phụ nữ mang thai uống bao nhiêu cà phê là hợp lý?

Câu trả lời là 200mg caffein tương đương với một tách cà phê nguyên chất. Tức là các mẹ có thể uống một tách rưỡi cà phê lọc hoặc hai cốc cà phê hòa tan mỗi ngày để thỏa mãn cơn thèm cà phê của bản thân trong giới hạn an toàn.

Điều gì sẽ xảy ra khi các mẹ uống quá nhiều cà phê khi mang thai?

Bà bầu uống cà phê khi mang thai, những điều cần nắm rõ. Ảnh: Internet

Khi các mẹ uống quá nhiều cà phê, tức là nạp một lượng lớn caffein vào cơ thể, lượng caffein dư thừa sẽ có tác động bất lợi đến cả hai mẹ con. Cụ thể:

Caffeine là một chất kích thích, và khi nạp quá nhiều vào cơ thể có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, gây ra lo âu, mất ngủ và các vấn đề về rối loạn giấc ngủ.
Nó có tác dụng lợi tiểu nên sẽ làm tăng tần suất đi vệ sinh của các mẹ, đồng thời có thể gây ra vấn đề mất nước ở các mẹ nữa.
Thường xuyên uống cà phê vốn nhiều caffeine có thể khiến các mẹ bị nghiện, nếu dừng uống đột ngột có thể các mẹ sẽ gặp các triệu chứng như khó chịu, mệt mỏi và đau đầu.
Caffein tác động đến em bé trong bụng mẹ qua nhau thai, cũng khiến bé bị kích thích tỉnh táo và tăng vận động trong thời gian dài.
Caffein cũng sẽ kích thích nhịp tim của bào thai dẫn đến sự rối loạn giấc ngủ và nhịp tim không đều ở các bé.
Việc uống liên tục cà phê khiến caffeine dư thừa có thể tích lũy trong cơ thể bào thai, và sau khi sinh, khi bị dừng cung cấp caffein đột ngột, các bé có thể biểu hiện các triệu chứng như nôn mửa, bồn chồn và khó chịu.

Ngoài ra, còn có ảnh hưởng của caffeine đối với thai kỳ:

Caffeine cũng có thể dẫn đến các biến chứng mang thai sau đây:

Khuyết tật bẩm sinh: Mặc dù lượng caffein dư thừa có thể tạo ra nhịp tim không đều, nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào nói rằng nó có thể dẫn đến khuyết tật hoặc biến dạng. Tuy nhiên, vẫn nên tránh được nguy cơ này vẫn hơn.
Sẩy thai: Một số nghiên cứu đã kết luận rằng có mối liên hệ giữa caffeine và sẩy thai hoặc thai chết lưu hoặc sinh non. Phân tích 26 nghiên cứu về caffein với phụ nữ mang thai, kết quả cho thấy rằng caffeine sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai khi phụ nữ mang thai tiêu thụ hơn 200mg caffein mỗi ngày. Trong một nghiên cứu khác, thì cho rằng caffeine chỉ có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai khi kết hợp với hút thuốc, rượu và ma túy.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân: Lượng caffein uống nhiều hơn khuyến cáo có thể dẫn đến hạn chế tăng trưởng chiều cao và cân nặng của thai nhi dẫn đến bé nhẹ cân hơn bình thường khi được sinh ra.

Lựa chọn thay thế an toàn cho cà phê trong khi mang thai?

Bà bầu uống cà phê khi mang thai có được không? Ảnh: Internet

Uống cà phê khi đang mang thai ở mức vừa phải sẽ không gây hại gì nhưng nếu các mẹ muốn giảm uống hay từ bỏ cà phê thì có thể xem xét đến những lựa chọn thay thế an toàn và ít caffecin hơn sau đây.

Trà xanh: Trà xanh hoặc trà thảo mộc đều có hàm lượng caffein thấp, xác nhận là an toàn cho các mẹ bầu uống hàng ngày.
Cà phê hòa tan: Chọn uống cà phê hòa tan thay vì cà phê nguyên chất. Một tách cà phê sữa sẽ là lựa chọn tốt hơn cho các mẹ.

Nếu các mẹ không kiêng được cà phê hoàn toàn thì có thể sử dụng những thức uống sau đây trước khi uống cà phê, chúng sẽ giúp kiềm chế thói quen uống cà phê hàng ngày của các mẹ bầu.

Nước chanh: Nó không chứa caffeine, tốt cho tiêu hóa, tim và sức khỏe da, làm mới và cũng làm dịu cơn khát hiệu quả.
Nước dừa: Giúp duy trì cân bằng pH, giảm tiêu hóa, cải thiện khả năng miễn dịch và cũng giúp tăng cường năng lượng, tỉnh táo.
Sữa chua: Đây là một số trong những thứ phải có trong quá trình mang thai để bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa cực kỳ cần thiết, đặc biệt là trong mùa hè.
Nước ép hoa quả: Đây là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa, giàu sắt, kali, canxi, axit folic, magiê và vitamin A, K và C, cải thiện sự thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa và giảm nghén khi mang thai.

Tiếp theo, xin trả lời thêm một vài câu hỏi có được uống cà phê trong khi mang thai tiêu biểu như sau:

Uống cà phê đá khi mang thai được không?

Có, an toàn khi uống cà phê đá ở mức vừa phải. Các mẹ nhớ là tổng lượng caffeine trong ly cà phê đá không được vượt quá giới hạn hàng ngày là được.

Khi mới mang thai uống cà phê có sao không?

Không sao, các chị em có thể uống cà phê vào giai đoạn đầu thai kỳ nhưng không uống quá mức 200mg caffein/ngày.

Uống nhiều cà phê có thể gây sẩy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ không?

Có, việc uống quá nhiều cà phê dẫn đến nạp quá nhiều caffein trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai nhất là vào giai đoạn đầu.

Ngừng uống cà phê khi mang thai lúc nào là hợp lý?

Các chị em không cần phải từ bỏ uống cà phê trong khi mang thai, chỉ cần đảm bảo uống trong giới hạn an toàn của nó.

Uống cà phê có ảnh hưởng đến kết quả thử thai không?

Uống cà phê sẽ không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến việc xét nghiệm mang thai. Cái ảnh hưởng đáng kể nhất của việc uống cà phê khiến dư thừa caffein sẽ làm tăng tần suất đi tiểu, có thể làm nước tiểu loãng và giảm lượng hóc môn HCG trong đó.

Uống cà phê trong tam cá nguyệt thứ ba có được không?

Uống quá nhiều có khả năng làm tăng nguy cơ chậm phát triển ở thai nhi.

Nếu các mẹ không phải là người hay uống trà hoặc cà phê thường xuyên, thì hãy cố gắng tránh chúng hoàn toàn khi mang thai. Nhưng nếu cà phê là đồ uống yêu thích, quen thuộc của chị em hàng ngày thì phải giảm lượng tiêu thụ xuống mức an toàn. Cố gắng dùng các đồ uống an toàn khác thay thế để tránh các tác dụng phụ và sự ảnh hưởng không tốt của dư thừa caffein đến sự phát triển của em bé nhé. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và vui tươi trong suốt thai kỳ.

Phương Dung (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/me-bau-uong-cafe-khi-mang-thai-co-tot-khong-c20a288206.html