Mẹ bỉm sữa Hải Phòng bật mí tuyệt chiêu TRỊ SỔ MŨI NHANH CHÓNG cho con không cần kháng sinh, mẹ nào cũng nên lưu vào ngay!

Hai bạn Bắp - Lạc được mẹ sinh mổ nên hệ hô hấp của con không được tốt lắm, con rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là lúc thời tiết giao mùa, mùa lạnh. Bí kíp của chị mỗi đợt 2 con bị sổ mũi là rửa mũi cho con.

Thời tiết giao mùa như hiện nay khiến trẻ rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Trong đó bệnh sổ mũi là một ví dụ điển hình. Đây là bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu mẹ không biết chăm sóc thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh biến chứng viêm họng, viêm phế quản thậm chí viêm phổi vô cùng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để đẩy lùi được bệnh sổ mũi dai dẳng kéo dài mà không cần phải dùng đến thuốc tây, đặc biệt kháng sinh là một vấn đề được nhiều mẹ quan tâm.

Dưới đây là kinh nghiệm trị sổ mũi cho bé của chị Thanh Loan - một bà mẹ bỉm sữa, có 2 cô con gái sinh đôi Bắp - Lạc (Như Ý - Cát Tường) ở Hải Phòng, các mẹ cùng tham khảo để áp dụng cho con khi cần nhé!

Chị Thanh Loan chia sẻ: "Trị sổ mũi cho con không có gì là mới lạ hay khó cả, chỉ khó ở chỗ là đòi hỏi sự kiên trì của mẹ".

Hai bạn Bắp - Lạc được mẹ sinh mổ nên hệ hô hấp của con không được tốt lắm, con rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là lúc thời tiết giao mùa, mùa lạnh. Bí kíp của chị mỗi đợt 2 con bị sổ mũi là rửa mũi cho con. Đến giờ Bắp Lạc đã được 15 tháng, rất quen với việc được bố mẹ rửa mũi cho mình và tỏ ra vô cùng thích thú.

Chị Loan kể lại: "Vì sinh đôi nên 1 bé bị là bé còn lại cũng bị lây. Thời điểm 2 con cùng bị ho hắng, sổ mũi gây khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn ngủ của các con. Nhưng vợ chồng tôi cứ kiên trì vệ sinh mũi cho con, cho các con uống nhiều chất lỏng, tắm nước ấm, dùng dầu tràm day kĩ huyệt dũng tuyền, uống trà gừng và kê cao gối khi ngủ là các con dần ổn mà không cần phải dùng thuốc.

- Nước muối sinh lý:

Vệ sinh mũi bé hằng ngày bằng nước muối sinh lý sẽ giúp ngăn ngừa sổ mũi. Nước muối có khả năng làm loãng chất nhờn giúp bé dễ chịu hơn. Đồng thời, sau khi nhỏ mũi cho bé, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy. Phương pháp điều trị đơn giản này sẽ giúp bé hô hấp dễ dàng hơn. Nếu hôm nào con bị nhiều mũi thì các mẹ có thể rửa mũi 3-4 lần/ngày. Còn ít thì 1-2 lần là được, rửa xong các mẹ nên xịt đều 2 bên mũi con, mỗi bên xịt 1-2 lần nước muối biển nhé! Làm như vậy mũi con sẽ không bị khô.

- Cho bé uống nhiều chất lỏng:

Khi trẻ bị sổ mũi mẹ nên cho bé uống nhiều chất lỏng. Nước, nước trái cây, sữa, súp sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi.

- Tắm nước ấm:

Tắm nước ấm cũng là một cách trị sổ mũi cho bé hiệu quả. Hơi nước sẽ giúp chất lỏng loãng ra và giúp bé hô hấp bình thường. Nếu bé trên 2 tuổi, mẹ có thể thêm một hoặc hai giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào nước tắm. Bé nhỏ hơn thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm với tinh dầu tràm nhỏ vào nước tắm. Rất tốt các mẹ nhé!

- Dùng dầu tràm day kĩ huyệt dũng tuyền:

Khi con tắm xong thì mẹ dùng dầu tràm xoa vào gan lòng bàn chân cho con và day kĩ vuốt từ dưới gót chân đi lên và đeo vớ dày cho con. Dầu tràm sẽ làm nóng gan bàn chân giúp con dễ chịu hơn nhiều. Nếu con nghẹt mũi khi ngủ quá thì mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt vào khăn hay gối cho con ngủ cũng được nhé!

- Trà gừng:

Mẹ có thể pha cho bé một tách trà ít gừng. Nếu bé trên một tuổi mẹ có thể cho thêm mật ong. Trà gừng sẽ giúp chữa sổ mũi hiệu quả. Ngoài ra uống nước lá tía tô, nước lê đường phèn hay tỏi đều hiệu quả.

- Kê cao gối khi ngủ:

Điều này sẽ ngăn chặn chất nhầy chạy ngược lại khiến bé bị nghẹt mũi. Mẹ chọn cho bé một chiếc gối cao và chắc chắn để giúp bé ngủ ngon hơn.

Có 2 lưu ý hữu ích khi chăm bé ngạt mũi hoặc sổ mũi các mẹ nên biết, đó là:

- Cần cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép quả nhưng chỉ uống nóng và không được uống lạnh vì uống nóng sẽ giúp bé thông hơi và giảm chảy nước mũi.

- Ăn các món soup, cháo, canh nóng cũng giúp thông hơi và giảm chảy mũi. Tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều đường vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

LƯU Ý:

- Sổ mũi kéo dài có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…

- Do đó, khi thấy trẻ sổ mũi trên 5 ngày trong trường hợp đã trị phương pháp dân gian không khỏi hoặc nước mũi đã đổi màu, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh cho con các mẹ nhé!"

Mẹ Khoai

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/lam-me/me-bim-sua-hai-phong-bat-mi-tuyet-chieu-tri-so-mui-nhanh-chong-cho-con-khong-can-khang-sinh-me-nao-cung-nen-luu-vao-ngay-20180905104015602.htm