Mê đi phượt nhớ thủ sẵn bí kíp bị lạc khi leo núi để vứt đâu cũng sống

Bỏ túi sẵn cho mình những kinh nghiệm xử lý nếu bị lạc khi leo núi là một kỹ năng cần thiết mà tất cả mọi người nên học, đặc biệt là những người ham xê dịch.

Việc được hòa mình với một thiên nhiên hoang sơ, được sống giữa núi rừng bao la và tươi mát, thực hiện những cuộc hành trình khám phá những vùng đất mới chinh phục thiên nhiên từ lâu đã trở thành niềm đam mê, khát khao của giới trẻ. Ngày càng nhiều những nhóm trẻ nhóm nhỏ nhóm lớn thực hiện những chuyến đi dài ngày cũng có mà ngắn ngày cũng nhiều để được trải mình với thiên nhiên. Tuy nhiên, bên cạnh việc được thỏa cái thú đam mê, nhiều bạn trẻ đã phải đánh đổi bằng một cái giá quá đắt, lạc ở phương nào mà không thể tìm thấy lối về. Do đó, trước khi quyết định "xách balo lên và đi", thiết nghĩ các phượt thủ nên bỏ túi cho mình bộ phải làm gì nếu bị lạc khi leo núi để vứt đâu cũng có thể sống.

Thời gian vừa qua, đã có rất nhiều các vụ tai nạn, mất tích của những thanh niên, phượt thủ khi đi phượt trong núi đèo cho đến hiện tại vẫn chưa được tìm thấy. Mới đây, câu chuyện của một nam phượt thủ tên Kiện mất tích trong khi leo núi Tà Năng càng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc những người trẻ ham xê dịch thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sinh tồn ở những nơi xa lạ.

Nam thanh niên bị lạc khi leo núi Tà Năng trong những ngày qua hiện vẫn chưa được tìm thấy

Theo đó, ngày 11/5 Thi An Kiện leo núi Tà Năng - Phan Dũng (Lâm Đồng - Bình Thuận) cùng nhóm, tổng cộng 7 người. Lúc dừng chân nghỉ ngơi trên đồi, trước một ngã ba nhỏ thì Kiện bị lạc. Đúng lịch trình tối 12/5, chuyến trekking của Kiện kết thúc và sáng hôm sau anh sẽ về lại TP.HCM. Tuy nhiên, đến nay tin tức của Kiện vẫn bặt vô âm tín mặc dù đã tỏa đi khắp nhiều nơi để tìm kiếm và đã nhờ các porter, công an, kiểm lâm địa phương tham gia giúp đỡ.

Do đó, việc bỏ túi cho mình những kinh nghiệm xử lý nếu bị lạc khi leo núi là điều thiết yếu mà ai cũng nên làm càng sớm càng tốt, đặc biệt là những người ham xê dịch.

Giữ bình tĩnh

Điều đầu tiên cần làm khi bị lạc đường, lạc nhóm bạn khi leo núi là bạn phải thật bình tĩnh, tuyệt đối không được hoảng loạn. Việc sợ hãi sẽ khiến cho bạn ráo riết chạy loanh quanh, luẩn quẩn càng khiến cho tình thế rối ren và bạn không thể định vị được vị trí của mình.

Do đó, khi biết mình bị lạc, bạn phải nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và thực hiện theo nguyên tắc “S.T.O.P”. Đó là S = Sit down (ngồi xuống), T = Think (suy nghĩ), O = Observe your surroundings (quan sát xung quanh), P = Prepare for survival by gathering materials (chuẩn bị dụng cụ sinh tồn từ những dụng cụ xung quanh).

Xác định phương hướng

Sử dụng chiếc la bàn đã được chuẩn bị trước của mình để . Tuy nhiên, chiếc la bàn không phải là cách giải quyết tuyệt đối vì trong rừng nếu có vùng có kim loại sẽ làm cho chiếc la bàn bị loạn và không thể xác định phương hướng chính xác.

Thay vào đó, trước chuyến đi hãy chuẩn bị sẵn thiết bị GPS loại tốt nhất có thể. GPS dù có bị cản bởi cây cối và mây, nhưng vẫn sẽ có những lỗ hổng, giúp bạn xác định được tọạ độ đang đứng.

Bạn cũng chú ý tiếng động lớn, xác định vị trí con sông, suối từ trên cao. Đi theo hướng dòng nước chảy, tỉ lệ thoát khỏi khu vực nguy hiểm sẽ cao hơn. Hoặc bạn cần phải leo lên đỉnh núi cao nhất quanh mình để quan sát, tìm đặc điểm như nhà cửa, ruộng, khói. Ban đêm có thể tìm theo ánh lửa, ánh điện.

Đánh dấu đường đi

Chọn vị trí bạn đang đứng làm điểm bắt đầu và đánh dấu bằng hòn đá, tờ giấy, mảnh áo… hoặc bất cứ thứ gì dễ dàng quan sát được từ xa và dễ dàng nhận dạng được.

Bạn nên đánh dấu đoạn đường mình đi qua bằng cách vạt cây hoặc một vài dấu hiệu mà bạn có thể làm trong lúc đó để phòng trừ trường hợp bạn quay lại chỗ cũ.

Gây sự chú ý

Khi bị lạc lúc leo núi, bạn cần ra dấu cho mọi người biết rằng bạn đang cần giúp đỡ. Bạn có thể tạo ra tiếng động bằng cách huýt sáo, la hét, hát, thậm chí đập những hòn đá vào nhau…. hoặc đánh dấu vị trí của bạn sao cho mọi người có thể quan sát được từ trên không.

Hãy vẽ một hình tam giác lớn bằng cát hoặc xếp những chiếc lá, cành cây lại với nhau, tùy thuộc vào địa hình nơi bạn đi lạc. Đây là những dấu hiệu cầu cứu tiêu chuẩn, giúp chúng ta tăng khả năng được cứu thoát.

Vào ban đêm, bạn có thể đốt lửa nhưng chú ý phải giữ ngọn lửa nhỏ, tạo nhiều khói để mang tín hiệu cầu cứu đến mọi người. Chú ý đừng đốt lửa ở nơi không đảm bảo an toàn, .

Tìm nguồn thức ăn và nước sạch

Trước khi được cứu thoát ra khỏi cái mê cung núi rừng, bạn phải tìm cách tự cứu lấy mình. Cơ thể con người có thể tồn tại mà không cần nước trong vòng 3 ngày. Do đó, đến khoảng cuối ngày thứ 2 là ta sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái mơ màng, không còn tỉnh táo được nữa.

Do đó, khi lạc, ta cần chủ động tìm nguồn nước. Hãy thử tìm dọc đường nứt của đá, trữ sương trong vải áo để hút dần.

Tránh các thung lũng sâu

Những thung lũng sâu có rất nhiều nước, nhưng về đêm nhiệt độ sẽ xuống rất thấp. Hơn nữa, đây cũng là những nơi thú dữ và rắn độc thường sẽ đến kiếm ăn rất nguy hiểm.

Thêm vào đó, bạn nên tránh dựng lều ở những gốc cây to. Gió lớn có thể khiến cành cây rơi xuống, đặc biệt nếu không may là những cành cây to thì rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dạy trẻ kỹ năng bơi sinh tồn từ khi còn sơ sinh

Nguồn Webtretho: https://webtretho.com/forum/f73/me-di-phuot-nho-thu-san-bi-kip-bi-lac-khi-leo-nui-de-vut-dau-cung-song-2665694/