'Mẹ Việt' – Cầm ca chúc Thánh

'Mẹ Việt' đem tới một loại hình âm nhạc dân gian đặc sắc trong thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu với tên gọi 'Cầm ca Chúc Thánh – Tinh hoa hội tụ'.

“Mẹ Việt – Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt” đã bước sang năm thứ 3 của hành trình với những thước phim và những chương trình giới thiệu sâu về giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với đời sống nhân sinh của người Việt Nam.“Mẹ Việt” diễn ra tại Nhà hát chèo Việt Nam (Kim Mã, Hà Nội).

Nghệ nhân Hoàng Trọng Kha

Trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt khác với những tôn giáo và tín ngưỡng khác trên thế giới, tín ngưỡng thể hiện rõ nét tâm tư, tình cảm, trí tuệ, đạo đức, lịch sử của người Việt Nam. Nếu tách phần tâm linh huyền ảo, nhìn sâu vào hiện tượng văn hóa trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ta sẽ thấy Tín ngưỡng thờ Mẫu là một bảo tàng dân gian sống vô cùng sống động và phong phú của người Việt với âm nhạc, vũ điệu, văn học dân gian, mỹ thuật, kiến trúc, nghệ thuật thủ công, nghệ thuật trang trí, nghệ thuật tạo hình...

“Cầm ca Chúc Thánh – Tinh hoa hội tụ”.

"Cầm ca chúc Thánh" là chương trình thứ 4 của Mẹ Việt và cũng là chương trình đầu tiên giới thiệu về một giá trị cụ thể Tín ngưỡng thờ Mẫu đóng góp cho nền văn hóa dân tộc. "Cầm ca chúc Thánh" – một chương trình chuyên biệt về Chầu văn với những bản văn chầu của dòng nhạc bác học nhưng cũng mang đậm tính dân gian Việt Nam. Trong chương trình này, lần đầu tiên khán thính sẽ sẽ được giới thiệu cụ thể về một loại hình âm nhạc đặc thù. Đó là âm nhạc dành riêng cho không gian tâm linh với những hình thức, niêm luật chặt chẽ và những làn điệu vô cùng phong phú và đặc sắc...

Nghệ nhân Đinh Công Mạnh

Cũng trong chương trình này, lần đầu tiên khán thính giả được gặp các bậc thầy trong làng văn Việt Nam như Nghệ nhân Hoàng Trọng Kha, nghệ nhân Nguyễn Văn Tuất, nghệ nhân Vũ Ngọc Châu, nghệ nhân Hồng Tĩnh (Chén), Nghệ nhân Lương Trọng Quỳnh, nghệ nhân Đinh Công Mạnh, nghệ nhân Nguyễn Văn Chung, nghệ nhân Chu Đức Bằng giới thiệu chi tiết và minh họa cụ thể về các làn điệu cơ bản trong hát văn. Đồng thời các nghệ nhân cũng thể hiện những bản văn Chầu cổ chỉ với những đạo cụ âm nhạc cổ truyền của Việt Nam như đàn nguyệt, cảnh, phách và trống con.

Thùy Dương

Nguồn Pháp Luật Plus: http://phapluatplus.vn/me-viet-cam-ca-chuc-thanh-d89645.html