Mị Dung: Nhiều người chê văn tôi già hơn người

Tác giả trẻ Mị Dung vừa ra mắt tác phẩm đầu tay 'Ngẩng mặt nhìn mặt' cuối năm 2024 do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm có nội dung xoay quanh cuộc sống của những con người ở cả hai phía trong giai đoạn hậu chiến 1975.

Đề tài hậu chiến là nội dung khó đối với một tác giả trẻ như Mị Dung (sinh năm 1991), thế nhưng giọng văn cô lại “khá già”. Tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị với tác giả trẻ này.

Nhà báo:Xin chào, Mị Dung. Rất hân hạnh được gặp bạn và trò chuyện với bạn hôm nay. Để bắt đầu, tôi muốn hỏi về việc độc thân ở tuổi 33. Bạn cảm thấy việc này có giúp bạn trong việc sáng tác không?

Mị Dung: Chào nhà báo, việc độc thân ở tuổi 33 đã mang lại cho tôi không gian và thời gian tự do để tập trung vào việc sáng tác. Tôi có thể dành nhiều thời gian cho công việc văn học của mình mà không phải lo lắng về người yêu, chồng con và những vấn đề xung quanh đó. Tuy nhiên, ở tuổi này, nhất là con gái, tôi khá áp lực bởi gia đình về việc kết hôn. Tuy nhiên, độc thân thực sự giúp tôi trải nghiệm và thấu hiểu rộng hơn về cuộc sống, tình cảm và con người.

Nhà báo:Nhà văn nữ ở Việt Nam thường ít hơn nhà văn nam. Bạn có suy nghĩ gì về điều này?

Mị Dung: Đúng vậy, trong giới văn học Việt Nam, nhà văn nữ thường ít hơn so với nhà văn nam. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng giới tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sáng tác hay giá trị của một tác phẩm. Quan trọng nhất là tâm hồn và tài năng của người viết. Và như chúng ta thấy đấy, ở Việt Nam có Xuân Quỳnh, có Phan Thị Thanh Nhàn, có Hồ Xuân Hương, Nguyễn Ngọc Tư thì ở nước ngoài có bà Jane Auste tác giả của tiểu thuyết kinh điển “Kiêu hãnh và định kiến”., nữ nhà văn tài hoa bạc mệnh Emily Bronte với Đồi gió hú, nữ văn sĩ Margaret Mitchell với Cuốn theo chiều gió, nữ văn sĩ Mỹ tài năng Stephenie Meyer với “Chạng vạng. Tôi tin nếu phụ nữ đã muốn làm điều gì đó, thì không gì ngăn cản họ được trên đường họ muốn bước đến. Quan trọng là họ đã đủ can đảm và có động lực hay không mà thôi.

Nhà báo:Tình yêu và sự tan vỡ trong tình yêu đã khiến bạn già hơn trong cách nhìn nhận cuộc sống không?

Mị Dung: (cười) Tôi có yêu mấy đâu. Tôi toàn đi học lỏm các phụ nữ quanh mình về tình yêu. Nhưng tôi đủ lớn để hiểu, tình yêu và sự tan vỡ trong tình yêu là những trải nghiệm quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Chúng đã giúp tôi hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân và về người khác. Mỗi lần trải qua tình yêu, tôi tin rằng chúng ta đều học được những bài học quý báu về lòng nhân từ, sự kiên nhẫn và sức mạnh của sự tha thứ. Những kinh nghiệm đó không chỉ khiến tôi già hơn mà còn giúp tôi trở nên rộng lượng và thông cảm hơn trong cách nhìn nhận cuộc sống. Vì vậy, nhiều người chê văn tôi già hơn người là vậy.

Nhà báo:Bạn có chọn độc thân hay sẽ kết hôn?

Mị Dung: Đối với tôi, điều quan trọng nhất là hạnh phúc và sự thỏa mãn trong cuộc sống. Hiện tại, tôi chưa cảm thấy có nhu cầu cấp bách phải kết hôn. Tuy nhiên, tôi không loại trừ khả năng đó trong tương lai nếu có một người đặc biệt xuất hiện và chúng tôi cùng nhau tạo dựng một tương lai hạnh phúc.

Nhà báo:Với bạn, tình yêu có ý nghĩa gì trong văn chương? Và theo bạn vì sao văn bạn bị chê già?

Mị Dung: Tình yêu là một trong những chủ đề trọng yếu và phong phú nhất trong văn chương. Nó là nguồn cảm hứng bất tận cho những câu chuyện về con người, về đau khổ, niềm vui, sự hy sinh và sự hạnh phúc. Tình yêu giúp chúng ta hiểu biết về bản thân và về người khác. Những kỷ niệm đẹp và sâu sắc hầu hết đều do tình yêu mang đến.

Những câu chuyện trong cuốn sách "Ngẩng Mặt Nhìn Mặt" của tôi là trải nghiệm sâu sắc và đầy chân thực về con người và cuộc sống của những mảnh đời sau 1975. Việc văn phong của tôi có vẻ già hơn người có thể do nhiều yếu tố khác nhau.

Tôi thích khám phá sâu vào những tầng tâm trí và tình cảm của nhân vật. Tôi cố gắng tạo ra những nhân vật phản ánh được sự phức tạp của con người, với tất cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực của họ. Điều này có thể tạo ra một sự già hơn, sâu sắc hơn trong cách tôi miêu tả và phân tích.

Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ và phong cách viết thường phản ánh cảm xúc và trạng thái tinh thần của tôi trong quá trình sáng tác. Có những khoảnh khắc tâm trạng của tôi có thể làm cho văn phòng của tôi trở nên già hơn, phức tạp hơn, và thể hiện rõ hơn sự đau khổ, sự luyến tiếc, hoặc sự trưởng thành trong nhân vật và câu chuyện.

Nhà báo:Trong truyện Ngẩng mặt nhìn mặt của bạn có những cảnh nóng, trong khi bạn lại chưa lập gia đình, vậy xin phép hỏi bạn có hiểu gì về tình yêu và đàn ông không?

Mị Dung: Tôi thấy hiểu về tình yêu thì mỗi người lại có cách hiểu khác nhau, mỗi người lại đặt tình yêu ở những vị trí khác nhau. Tôi hiểu theo cách của tôi.

Còn đàn ông, nói thật tôi không hiểu gì hết. Nếu tôi hiểu thì tôi không viết, mà nếu tôi viết thì tôi chẳng hiểu cái gì về đàn ông cả. Hiểu được đàn ông như mò kim đáy bể mà xưa giờ tôi chẳng mò được cái gì, nói gì tới mò kim. Ba má tôi toàn chê tôi hậu đậu, dở ẹt không à.

Cảm ơn Mị Dung về cuộc trò chuyện ấn tượng và lý thú này.

P.V

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/mi-dung-nhieu-nguoi-che-van-toi-gia-hon-nguoi-85625.html