Minh bạch thông tin - 'thần dược' trong truyền thông chính sách

Đó là chia sẻ của ông Kim Eui Seung, người phát ngôn của Chính quyền TP. Seoul trong buổi tiếp Đoàn cán bộ, nhà báo Việt Nam tại Tòa nhà Thị chính TP Seoul và trao đổi một số vấn đề liên quan đến môi trường báo chí và kinh nghiệm quảng bá chính sách công của TP Seoul; trao đổi nghiệp vụ báo chí tại Đông Á nhật báo và quảng bá chính sách trên các phương tiện truyền thông mới.

Làm việc với Người phát ngôn Thị trưởng TP Seoul. Ảnh: TL

Môi trường báo chí Hàn Quốc thay đổi mạnh

Ông Kim Eui Seung, người phát ngôn của Chính quyền TP Seoul cho biết, báo chí Hàn Quốc những năm 1980 do tổ chức quân sự nắm chính quyền. Do chính sách tự do hóa báo chí trong thời kỳ cộng hòa lần thứ 6 (1988-1993), các kênh truyền hình và các cơ quan báo chí tăng đột biến và áp dụng cơ chế cạnh tranh. Tuy nhiên, mức độ tự do của báo chí Hàn Quốc trong giai đoạn 2008-2017 suy giảm theo từng năm. Đến năm 2018, thời của Tổng thống Moon Jae-in năm quyền, tự do báo chí ở Hàn Quốc xếp thứ 43 trên thế giới.

Với dân số hơn 10 triệu, Seoul là thành phố lớn nhất Hàn Quốc và là một trong những thành phố lớn nhất thế giới tính theo dân số. Diện tích chỉ 605 km², nhỏ hơn London hay New York, đây là một trong những thành phố lớn có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Seoul - thủ đô của Hàn Quốc, nằm bên Sông Hàn ở phía tây bắc Hàn Quốc. Thành phố đã trở thành thủ đô của Hàn Quốc sau khi thành lập chính phủ Hàn Quốc năm 1948. Seoul là một thành phố đặc biệt, trực thuộc trung ương.

Vùng thủ đô Seoul bao gồm thành phố cảng lớn Incheon và tỉnh Gyeonggi, tổng cộng 25 triệu dân sinh sống, là vùng đô thị lớn thứ hai thế giới sau Vùng thủ đô Tokyo, chiếm một nửa dân số Hàn Quốc cùng với 632.000 người nước ngoài. Seoul đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc và đã được xem là "Kỳ tích sông Hàn".

Bức ảnh đặc biệt trước cổng tòa nhà Thị chính TP. Seoul

Vai trò của người phát ngôn

Để phục vụ Chức năng của người phát ngôn cho thành phố 10 triệu dân, Bộ phận phụ trách phát ngôn của thành phố Seoul có nhiệm vụ chính là quảng bá chính sách công, tiếp thị thương hiệu của thành phố. Bộ phận này do các cán bộ phụ trách đối thoại với nhân dân và ban quản lý dự án phụ trách.

Người dân biểu tình trước cổng tòa nhà Thị chính TP Seoul. Ảnh: TL

Cơ cấu người phát ngôn của Seoul gồm: Cán bộ phụ trách báo chí (Tổ báo in, tổ truyền hình, tổ hành chính, tổ giám sát, tổ báo chí nước ngoài, tổ thời sự Internet).

Nghiệp vụ chính của bộ phận này là phân phát tài liệu cho nhà báo, hỗ trợ cơ quan báo chí, xử lý thông tin sai sự thật. Hiện có 40 cơ quan báo chí liên quan đến TP ký hợp đồng làm việc tại tòa thị chính, trong đó có 157 nhà báo đang làm việc. Các Hãng thông tấn báo chí nước ngoài đóng trên địa bàn TP: 99 hãng của 18 nước; 280 nhà báo được tác nghiệp sau khi đăng nhập hội viên câu lạc bộ nhà báo nước ngoài ở Seoul.

Tại tòa nhà Thị chính của TP Seoul

Về Dự án Seoullo 7017

Tuyến cầu vượt Seoul Station được xây dựng vào năm 1970 để ứng phó với tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng gia tăng ở Seoul. Trong nhiều thập kỷ, tuyến đường cao tốc này đã nối liền phía đông và phía tây của thành phố. Sau khi con đường cao tốc trên cao hoàn thành được đổi tên thành Seoullo 7017, con đường đã tạo ra một lối đi dành cho khách đi bộ trên cao.

Công viên trên cao của Seoul có tên Seoullo 7017 (hay còn được gọi là Phố Seoul), một dự án kiến trúc đô thị biến cầu vượt thành công viên xanh trên cao với hơn 24.000 cây.

Ngày 20/5/2017 đánh dấu sự ra đời của Seoullo 7017, khi những chiếc xe hơi tăng tốc phía dưới, mọi người vừa có thể tản bộ an toàn vừa có thể ngắm nhìn khung cảnh thành phố xung quanh. Thực sự là một kỳ tích, có người gọi đó là "rừng trong phố".

Tên của Seoullo 7017 là khởi đầu cho ngày xây dựng công trình. Ngoài ra, có 17 con đường đi bộ khác nhau tại Seoullo 7017. Tour đi bộ ở thành phố Seoul hiện cung cấp 3 chương trình du lịch ở Seoul. Du khách đến Seoul có thể đặt tour du lịch trực tuyến và tìm hiểu thêm về những câu chuyện tiềm ẩn của Seoul.

Tham quan Trung tâm điều khiển giao thông TP Seoul

Quản lý mâu thuẫn xung đột trong quá trình xúc tiến dự án Seoullo 7017

Trước khi triển khai dự án này, tháng 4/2015 Thị trưởng TP Seoul mở văn phòng tiếp dân tại hiện trường, nhằm thúc đẩy phát triển trong chính sách tương sinh tại khu vực và đối thoại với người dân. Ngoài ra, Thành phố cũng lập Ủy ban thị dân, điều hành trung tâm đối thoại tại hiện trường, do Thị trưởng trực tiếp điều hành và trả lời người dân.

"Sau khi con đường đi vào hoạt động 14 ngày, đã có trên 1 triệu khách tham quan. Đây được đánh giá là ví dụ tái tạo đô thị điển hình. Những người dân phản đối xây dựng, bây giờ họ được hưởng lợi nhiều nhất, vì trước đây chỉ có xe cộ đi qua, bây giờ họ có thể kinh doanh tại nơi đó, đây là điểm du lịch quan trọng của thành phố "-

Ông Kim Eui Seung, người phát ngôn của Chính quyền TP Seoul chia sẻ.

Hoạt động giám sát báo chí bằng cách tra cứu các bài viết trên báo chí và truyền hình khi đưa tin liên quan đến các chính sách của thành phố. Bộ phận phát ngôn báo chí sẽ yêu cầu nhà báo, hãng thông tấn báo chí phải đính chính thông tin không chính xác, bị bóp méo, trong trường hợp cần thiết cơ quan báo chí truyền thông phải giải thích lý do. Trong trường hợp thông tin gây hại cho người dân, TP có thể khởi kiện lên Ủy ban trọng tài Báo chí. Khi xảy ra xung đột giữa báo chí và chính quyền, Ủy ban trọng tài Báo chí sẽ đứng ra giải quyết và phán quyết cuối cùng do tòa án. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong truyền thông chính sách là phải minh bạch thông tin, kip thời cung cấp thông tin cho dư luận, ông Kim Eui Seung, người phát ngôn của Chính quyền TP Seoul chia sẻ.

Tiếp tục chuyến khảo sát tại Hàn Quốc, Đoàn đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm điều khiển giao thông TP Seoul, Đông Á nhật báo, Quỹ phát triển báo chí Hàn Quốc.

Một số hình ảnh:

Lãnh đạo Tập đoàn Đông Á nhật báo trao đổi với Đoàn. Ảnh: TL

Người dân Seoul đọc báo trước trụ sở Đông Á Nhật báo. Ảnh: TL

Chụp ảnh tại Bảo tàng Đông Á nhật báo. Ảnh: TL

Chụp ảnh tại Trụ sở Đông Á nhật báo. Ảnh: TL

PV (Từ Hàn Quốc)

Xem thêm:

>>> Trao đổi nghiệp vụ truyền thông chính sách tại Đại học Hàn Quốc

>>> Nâng cao năng lực triển khai chính sách tại Koica (Hàn Quốc)

>>> Báo chí Hàn Quốc chuyển đổi trong kỷ nguyên số

>>> Thời sự là "bữa cơm" ăn hàng ngày của công chúng

>>> Minh bạch thông tin - "thần dược" trong truyền thông chính sách

>>> Bức tranh đa chiều về truyền thông Hàn Quốc (Kỳ I)

>>> Bức tranh đa chiều về truyền thông Hàn Quốc (Kỳ II)

Nguồn Người Làm Báo: http://nguoilambao.vn/minh-bach-thong-tin-quot-than-duocquot-trong-truyen-thong-chinh-sach-n11230.html